Đời sống

Loại trái cây duy nhất ở Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đến 90%, dự kiến đạt 1,2 - 1,5 tỷ USD

Loại trái cây duy nhất ở Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đến 90%, dự kiến đạt 1,2 - 1,5 tỷ USD

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sầu riêng đang là mặt hàng góp phần thúc đẩy động lực tăng trưởng của ngành rau quả xuất khẩu. Tính đến tháng 6 năm 2023, xuất khẩu sầu riêng đạt khoảng 850 triệu USD, gấp đôi cả năm 2022, trong đó, 90% được xuất sang Trung Quốc. Dự kiến năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của cả nước đạt 1,2 - 1,5 tỷ USD. 

Loai-trai-cay-duy-nhat-o-viet-nam-xuat-khau-sang-trung-quoc-den-90-du-kien-dat-1-2-1-5-ty-usd

Dự vào số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 503,4 triệu USD, gấp hơn 18 lần so với cùng kỳ năm trước. 

Trước những con số trên, sầu riêng chính thức vượt thanh long, trở thành sản phẩm mang lại trị giá lớn nhất trong các mặt hàng rau quả của Việt Nam. Từ đó, nâng trị giá xuất khẩu rau quả của nước ta trong tháng 5 tháng đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước. 

Loai-trai-cay-duy-nhat-o-viet-nam-xuat-khau-sang-trung-quoc-den-90-du-kien-dat-1-2-1-5-ty-usd

Sau Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc vào tháng 7/2022, giá sầu riêng ở Việt Nam đã tăng mạnh. Có thời điểm sầu riêng chạm mốc gần 200.000 đồng/kg. Hiện tại, Trung Quốc chiếm tới 95% tổng giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.

Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao chia sẻ, Đề án phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định diện tích sầu riêng cả nước là 65.000 - 75.000 ha. Nhưng con số này hiện đã lên hơn 100.000 ha và vẫn tiếp tục tăng lên. Trong khi đến nay chỉ có khoảng 3-4% tổng diện tích này (tương đương với 3.000 ha) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Loai-trai-cay-duy-nhat-o-viet-nam-xuat-khau-sang-trung-quoc-den-90-du-kien-dat-1-2-1-5-ty-usd

Vậy nên, ngoài tận dụng các lợi thế mà không quốc gia nào có được, người trồng và doanh nghiệp Việt cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng ổn định, không làm ăn gian dối, tránh ăn xổi, mua bán cho mượn mã vùng trồng ảnh hưởng đến uy tín.

“Việt Nam không nên chạy theo về số lượng, mà phải ưu tiên cho chất lượng, nhất là sau câu chuyện bị thu hồi hơn 700 mã số vùng trồng và đóng gói trong thời gian gần đây”, bà Hạnh nhấn mạnh.

 

Thông tin về tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước, có 1 vườn quốc gia được UNESCO công nhận

Tính đến hiện tại, nơi đây có tổng hơn 1 triệu ha rừng. Trong đó, rừng tự nhiên chiếm 789.000 ha, còn lại là rừng trồng.