Đời sống

Hé lộ góc khuất ít ai biết về nghề nguy hiểm nhất thế giới, kiếm gần 13 tỷ đồng trong vòng 30 tiếng

Hé lộ góc khuất ít ai biết về nghề nguy hiểm nhất thế giới, kiếm gần 13 tỷ đồng trong vòng 30 tiếng

Những người làm nghề này chấp nhận nguy hiểm để đối lấy thù lao xứng đáng. Nếu thuận lợi họ sẽ kiếm được cả trăm nghìn USD trong một thời gian ngắn.

Hàng năm, vào khoảng tháng 10 đến tháng 1, chủ thuyền sẽ thuê ngư dân đi đánh bắt cua hoàng đế tại vùng biển Alaska, quần đảo Aleutian và vịnh Bering lạnh giá của Mỹ. 

He-lo-goc-khuat-it-ai-biet-ve-nghe-nguy-hiem-nhat-the-gioi-kiem-gan-13-ty-dong-trong-vong-30-tieng

Đây được xem là thời điểm dễ bắt nhất trong năm, thậm chí thời tiết quá lạnh nên cua hoàng đế tự bò lên bờ, ngư dân chỉ việc nhặt. Nếu thuận lợi, họ có thể kiếm được từ 1 - 2 triệu USD cho mỗi mùa đánh bắt và trả lương cho ngư dân làm việc trên tàu từ 60.000 - 100.000 USD.

He-lo-goc-khuat-it-ai-biet-ve-nghe-nguy-hiem-nhat-the-gioi-kiem-gan-13-ty-dong-trong-vong-30-tieng-5
He-lo-goc-khuat-it-ai-biet-ve-nghe-nguy-hiem-nhat-the-gioi-kiem-gan-13-ty-dong-trong-vong-30-tieng-6

“Khó khăn nhất là thời tiết, thời điểm tháng 1 là khoảng thời gian dễ bắt nhất nhưng đây cũng là lúc lạnh nhất, cảm giác con cua cũng đóng băng luôn. Thứ hai, mọi ngư dân phải cực kỳ cẩn trọng bởi có thể gặp tai nạn khi kéo lưới”, một ngư dân bắt cua hoàng đế cho hay.

Được biết, thời gian đánh bắt cua hoàng hoàng để chỉ diễn ra trong vài tháng ngắn ngủi nên người ngư dân phải tận dụng “thời gian vàng”. Trung bình, mỗi chuyến đánh bắt của một thuyền kéo dài từ 3- 4 tuần trên biển.

Sau chừng 20 phút rời cảng, con tàu đánh bắt cua thả neo tại vị trí đặt bẫy cách đất liền chừng 5km. Tiếp đến, ngư dân tiến về phía mạn tàu, vớt dây phao và nối vào máy tời.

“Hôm qua tôi dùng máy quét và bỏ mồi cá nục xanh, cá tuyết… và đặt bẫy ở độ sâu 70m để thăm dò. Tôi nghĩ hôm nay sẽ có”, ngư dân chia sẻ.

He-lo-goc-khuat-it-ai-biet-ve-nghe-nguy-hiem-nhat-the-gioi-kiem-gan-13-ty-dong-trong-vong-30-tieng-2

Khi chiếc bẫy chừng 1,2m từ từ nhô lên khỏi mặt nước, những con cua hoàng đế bò lổm ngổm trong bẫy. Sau khi đưa những con cua ra khỏi lồng bẫy, những người ngư dân xem lại từng con cua, những con nhỏ chưa đủ kích thước vỏ (tối thiểu 130mm), chưa đủ cân nặng hoặc bóp cảm thấy không đủ thịt sẽ được thả lại xuống biển. Tàu cập cảng, toàn bộ số cua sẽ được một số công ty thu mua.

Cua sẽ được công nhân phân loại theo trọng lượng, gắn mã truy xuất nguồn gốc và đưa vào những bể nước biển lạnh được lấy trực tiếp từ khoảng cách 200m so với đất liền để cua được sống như ở môi trường thật trước khi đưa đến các quốc gia.

“Công ty nào trả giá cao thì chúng tôi bán. Sau đó, công ty sẽ xác nhận số lượng đã mua từ tôi, khi bản đủ 2 tấn thì tôi dừng. Nếu đánh bắt quá hạn ngạch sẽ phải trả lại số tiền thu được và bị phạt khoảng 20.000 - 30.000 USD.

Mỗi kg cua hoàng đế bán cho công ty thu mua khoảng 35 USD, với 2 tấn/năm thì mỗi năm thu về 70.000 USD, trừ tất cả các chi phí, tôi lời gần 50.000 USD. Đây là nghề có thu nhập rất tốt nên rất nhiều ngư dân đánh bắt cua hoàng đế là cha truyền con nối”, người ngư dân nói thêm.

Bên cạnh phương thức đánh bắt thương mại, ngư dân còn lặn sâu xuống biển để bắt cua. Mỗi năm, hoạt động này thu hút hàng trăm người tham gia vì thu nhập hậu hĩnh. Những ngư dân có thể dùng dao, hoặc thậm chí dùng tay không để đánh bắt cua.

Đổi lại, ngư dân phải chấp nhận trải qua cái lạnh thấu xương thịt. Và để đảm bảo an toàn, những thợ lành nghề luôn trang bị đầy đủ đồ chuyên dụng, từ bình dưỡng khí, chân vịt, cho tới đèn pin và túi đựng cua.

Để tóm gọn một con cua kích thước lớn như cua hoàng đế là điều rất khó khăn, đòi hỏi mỗi người phải tập trung cao độ, có kinh nghiệm và sự khéo léo. Đôi khi một số người còn nhờ sự hỗ trợ của những con dao sắc nhọn, “tiêu diệt” cua ngay ở dưới nước rồi cho vào túi.