Đời sống

Nhóm công nhân từng đào được khúc gỗ 10.000 năm tuổi: Trị giá 300 tỷ, số lượng cực hiếm trên thế giới

Nhóm công nhân từng đào được khúc gỗ 10.000 năm tuổi: Trị giá 300 tỷ, số lượng cực hiếm trên thế giới

Vào ngày 31/8/2021, theo chia sẻ của người phụ trách dự án, một nhóm công nhân đang tiến hành đào móng tòa nhà 4 và 5. Khi đào đến được khoảng 10m dưới lòng đất, chủ máy xúc nhận thấy có điều bất thường nên đã đi trình báo lại.

Không lâu sau, người phụ trách chỉ định các công tiến hành đào sâu khu vực xung quanh. Sau 3 ngày, phát hiện ra một cây gỗ đen tương đối hoàn chỉnh có đường kính khoảng 1,5m, chiều dài gần 40m.

Nhom-cong-nhan-dao-duoc-khuc-go-10000-nam-tuoi-tri-gia-300-ty-so-luong-cuc-hiem-tren-the-gioi-7
Nhom-cong-nhan-dao-duoc-khuc-go-10000-nam-tuoi-tri-gia-300-ty-so-luong-cuc-hiem-tren-the-gioi

Tiếp đến, công ty tiến hành phong tỏa khu vực có cây gỗ lạ và báo cáo ngay với Ủy ban quản lý Khu phát triển kinh tế Miên Dương và các bên liên quan đến hiện trường để kiểm tra. Để không ảnh hưởng đến việc thi công dự án, được sự đồng ý của Ban Quản lý Khu phát triển kinh tế Miên Dương, công ty đã sử dụng một số lượng máy móc lớn để vận chuyển cây gỗ vào kho chứa tạm thời.

Nhom-cong-nhan-dao-duoc-khuc-go-10000-nam-tuoi-tri-gia-300-ty-so-luong-cuc-hiem-tren-the-gioi-2
Nhom-cong-nhan-dao-duoc-khuc-go-10000-nam-tuoi-tri-gia-300-ty-so-luong-cuc-hiem-tren-the-gioi-4

Đến ngày 17/9/2021, phía chủ dự án đã chủ động mời các chuyên gia từ Bảo tàng Thành phố Miên Dương và Hiệp hội chạm khắc rễ Kistler Miên Dương đến để thẩm định và đánh giá. Kết quả, các chuyên gia xác nhận đây là loại gỗ âm trầm quý giá, được mệnh danh là “Đông Phương Thần Mộc”, vô cùng hiếm trên thế giới.

Theo đó, cây gỗ có tuổi đời từ 3.000 đến 10.000 năm, ước tính giá của nó không dưới 100 triệu NDT (hơn 300 tỷ đồng), thậm chí là vô giá. Sau khi tìm hiểu rõ về nguồn gốc của cây gỗ quý, chủ dự án Kim Hà Thiên Phủ đã quyết định bàn giao lại cho chính quyền.

Được biết, gỗ âm trầm còn được gọi là gỗ cổ trầm, là giống gỗ quý còn được biết đến với tên gọi “Đông Phương Thần Mộc”. Theo các chuyên gia, đây là là loại gỗ bị cacbon hóa vô cùng quý hiếm. Khúc gỗ được hình thành từ những cây cổ thụ cách đây hàng nghìn năm thậm chí hàng vạn năm, bị chìm, vùi lấp xuống sông do các nguyên nhân tự nhiên như mưa lớn, động đất, sấm sét và lũ lụt.

Sau khi cây bị gãy và bị chôn sâu xuống dưới lòng đất, cách ly với không khí, dưới điều kiện axit và vi sinh vật, cây như được “tái sinh”, dẫn đến kết cấu gỗ được thay đổi. Chất béo, protein, glucose và các chất khác trong cây bị hòa tan, và bề mặt bị đất ăn mòn, tạo thành một kết cấu độc đáo và đẹp mắt.

Về đặc điểm màu sắc, gỗ âm trầm có nhiều màu khác nhau như nâu, xám, đen, xanh đen, tím,… Sau 1 thời gian dài, gỗ âm trầm bị cacbon hóa và trở thành màu sẫm đen như than.

Ở thời đại nhà Minh và nhà Thanh, gỗ âm trầm là món đồ được dùng làm quan tài cho vua chúa. Ngoài ra, giá trị của loại gỗ này cao ngất ngưởng, thậm chí là không thể đong đếm vì nó có số lượng vô cùng khan hiếm bởi thời gian hình thành gỗ rất lâu và nằm ở những địa hình rất khó khăn để khai thác. 

Không chỉ thế, nhiều người cho rằng  gỗ âm trầm là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là nguồn tài nguyên quý hiếm không tái tạo, có giá trị văn hóa phi vật thể cực kỳ cao.

 

Cây gỗ quý hiếm 1500 tuổi - di sản của Việt Nam: ‘Thần mộc’ cao 70m, được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt

Theo phân tích của các chuyên gia, cây thuộc nhóm gỗ quý hiếm có tuổi đời khoảng 1500 tuổi với đường kính gần 4 m, thân thẳng đứng, cao khoảng 70 m.