Đời sống

Loài ếch duy nhất trên thế giới có răng hàm, mất tới 200 triệu năm để phát triển bộ phận này

Loài ếch duy nhất trên thế giới có răng hàm, mất tới 200 triệu năm để phát triển bộ phận này

Ếch có một lịch sử phức tạp về răng, theo giới khoa học ước tính chúng đã mất răng hơn 20 lần trong quá trình tiến hóa. 

Ếch có răng không?

Chỉ có một loài ếch được khoa học biết đến là có răng thật ở cả hàm trên và hàm dưới đó là loài ếch có túi lớn Gastrotheca guentheri, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1882.

Việc xác định xem răng của G. guentheri có phải là thật hay không thậm chí còn phức tạp hơn do lo ngại rằng chúng có thể đã tuyệt chủng sau khi không được nhìn thấy ở môi trường sống tự nhiên tại các khu rừng mây ở Colombia và Ecuador trong một thời gian khá dài.

May mắn thay, những loài ếch đặc biệt này thường mang trứng ở túi sau và nở thành ếch con chứ không phải nòng nọc, kết quả chụp CT răng của chúng cho thấy cả hàm trên và hàm dưới đều chứa ngà răng và men răng. 

Phát hiện này thật đáng ngạc nhiên vì động vật lưỡng cư đã không có răng thật ở hàm dưới trong hàng triệu năm tính đến thời điểm loài này tiến hóa. 

Ếch có loại răng nào?

G. guentheri có thể là loài ếch duy nhất có hàm răng thật, nhưng có rất nhiều loài có răng ở hàm trên, răng của nó đã tiến hóa lại sau khi biến mất hơn 200 triệu năm, thách thức định luật Dollo. Một số loài ếch còn có những chiếc răng nhỏ trên vòm miệng, được gọi là răng vomerine. 

Ếch răng kiếm có hàm răng hàm trên và những chiếc răng nanh kỳ lạ nhô ra ở hàm dưới. Tuy nhiên, những chiếc răng nanh này không hoàn toàn giống nhau vì chúng không có lớp men ngà như răng thật và chỉ mọc một lần, trong khi răng ếch liên tục bị mất và thay thế.

Tại sao ếch cần răng?

Trong một nghiên cứu về quá trình mất và mọc răng trong quá trình tiến hóa ở ếch cho thấy chế độ ăn uống có thể như là yếu tố lớn nhất, đặc biệt là ở những động vật ăn những thứ nhỏ bé như kiến ​​và các côn trùng nhỏ khác.

Daniel Paluh - Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học cho biết: “Việc có những chiếc răng trên hàm ếch để bắt và giữ con mồi trở nên ít quan trọng hơn vì chúng ăn những động vật không xương sống rất nhỏ mà chúng có thể đưa vào miệng bằng chiếc lưỡi đã được biến đổi cao. Điều này giúp giảm bớt áp lực chọn lọc trong việc duy trì răng. Nếu bạn mở miệng ếch, rất có thể bạn sẽ không nhìn thấy răng ngay cả khi chúng có răng, vì chúng thường dài chưa đến 1mm”.

Theo IFL Science.