Đời sống

Trước Covid-19, đại dịch cúm A/H1N1 cũng đã hoành hành: Lịch sử chạy đua sản xuất vắc-xin chữa bệnh

Trước Covid-19, đại dịch cúm A/H1N1 cũng đã hoành hành: Lịch sử chạy đua sản xuất vắc-xin chữa bệnh

Lịch sử về đại dịch cúm H1N1

Dịch cúm H1N1 (Đại dịch cúm 2009) hay còn gọi là “cúm lợn”, “cúm heo” là dịch cúm do 1 chủng virus có tên H1N1 lần đầu tiên được cơ quan ý tế phát hiện vào tháng 3 năm 2009. Dịch lần đầu tiền bùng nổ tại 3 khu vực của Mexico. Một thời gian ngắn sau, nó đã lan rộng tới Hoa Kỳ và Bắc bán cầu.

Đến tháng 4 năm 2009, dòng virus mới đã được xác nhận ở Canada, Tây Ban Nha, Anh, New Zealand với 2400 ca có thể bị nhiễm loại virus này. Ngày 11/6/2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức công bố đại dịch cúm toàn cầu và nâng cấp báo động lên cấp. Theo thống kế của Tổ chức Y tế Thế giới, đại dịch cúm 2009 đã lây lan 200 triệu ca trên thế giới, trong đó có khoảng 151.700 - 575.400 ca tử vong.

Tại Việt Nam, ca bệnh A/H1N1 đầu tiên ghi nhân vào ngày 26/5/2009 và bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm 2009. Sau khi triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, dịch bệnh đã được đầy lùi vào những tháng đầu năm 2010 và đến tháng 7.2919 cơ bản khống chế được dịch cúm A/H1N1 trên phạm vi toàn quốc.

Con đường lây nhiễm

Một nghiên cứu mới đây cho thấy virus H1N1 là dịch bệnh nguy hiểm hơn ta nghĩ rất nhiều. Trong báo cáo nhanh công bố trên tờ Nature, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu là nhà virus học Yoshihiro Kawaoka đã cung cấp hình ảnh chi tiết của virus cúm H1N1 cũng như độc tính của nó. Khác với virus cúm thông thường, H1N1 có khả năng tấn công sâu vào các tế bào phổi, gây ra chứng viêm phổi và dẫn đến từ vong.

Virus cúm H1N1 được chứng minh có độc tính cao hơn rất nhiều. H1N1 dễ dàng lây lan từ người sang người qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, giao tiếp với người khác. Người bệnh cũng có thể bị nhiễm virus khi tiếp xúc với bề mặt vật dụng bị nhiễm virus, sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Việc dùng chung đồ dùng cá nhân, ly uống nước, bản chải đánh rang với người bệnh có thể lây nhiễm virus cúm A/H1N1.

Một số đặc điểm nhận biết nhiễm cúm A/H1N1 đã được nêu rõ: Sốt cao, thường trên 38 độ và cảm thất ớn lạnh, cổ họng đau và viêm, nhức đầu, đau mình và nhức cơ. Thường ho khan và xổ mũi, có thể suy nước và mệt mỏi, bị tiêu chảy và ói mửa/

Quá trình hình thành vắc-xin cúm A/H1N1

Vắc-xin cúm A/H1N1 có thể xem là thành tựu y học quan trọng nhất trong năm 2009. Loại vắc-xin này được chế tạo trong thời gian kỉ lục, chỉ mất 5 tháng kể từ thời điểm những trường hợp cúm A/H1N1 được phát hiện đầu tiên vào cuối tháng 3/2009.

Cụ thể, công ty Sinovac Biotech (Trung Quốc) đã hoàng tất thử nghiệm lâm sang đầu tiên về loại vắc-xin cúm A/H1N1 vào giữa tháng 8/2009. Sau đó, nhiều hãng dược phẩm khác như CSL của Úc và Novartis của châu Âu đã lần lượt trình làng vắc-xin của mình.

Loại vắc-xin này làm ức chế virus, làm virus không có hoạt động được hoặc có loại vắc-xin chưa virus sống song đã yếu đi và không thể gây bệnh được nữa.

Loại vắc-xin ức chế virus thường được dùng tới dạng tiên, trong khi đó vắc-xin có virus sống sẽ là qua dạng phun xịt vào mũi. Hai loại vắc-xin này đều được sản xuất bằng cách nuôi dương virus trong trứng gà.

Từ tháng 11.2009, lô vắc xin đầu tiên đã được tung ra thị trường và dự kiến khoảng 3 tỉ liều vắc-xin cúm A/H1N1 sẽ được sản xuất hàng năm.

 

CEO Apple - Tim Cook tặng 10 triệu khẩu trang cho nhân viên y tế tại Mỹ

(Techz.vn) Mới đây, Tim Cook đã có động thái ủng hộ chống dịch Covid-19 bằng việc làm vô cùng ý nghĩa cho đất nước Mỹ.