Đời sống

Bộ Y tế chính thức lên tiếng về việc thổi ra nồng độ cồn vì ăn hoa quả và uống sirô

Bộ Y tế chính thức lên tiếng về việc thổi ra nồng độ cồn vì ăn hoa quả và uống sirô

Kể từ ngày 1/1/2020, nghị định 11/2019 đã chính thức được áp dụng nhằm hạn chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông. Theo đó, các tài xế sẽ có thể bị phạt nếu lực lượng chức năng kiểm tra thấy có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép. 

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra nồng độ cồn một người dân

Việc này khiến cho rất nhiều người cảm thấy hoang mang bởi theo một số nguồn thông tin, việc ăn hoa quả hay uống các loại thuốc ho cũng có thể khiến xuất hiện nồng độ cồn trong hơi thở. Trước những lo ngại này, mới đây bà Trần Thị Trang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y Tế đã lên tiếng giải thích để an lòng người dân.

Theo lời bà Trang. Đúng là sử dụng một số loại thực phẩm và thuốc ho có thể gây ảnh hưởng tới việc kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, nồng độ cồn do ăn hoa quả và uống thuốc ho tạo ra là rất ít, không đáng kể và cũng sẽ bay hơi hết rất nhanh, tùy theo lượng dùng.

Do đó, trong quá trình thông tin, giáo dục, tuyên truyền thực hiện Luật, Bộ Y tế sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng nắm được rằng với những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì đó không phải là đối tượng để xử phạt. 

Với những chia sẻ của bà Trang, có lẽ người dân đã có thể yên tâm rằng khi luật được áp dụng, sẽ không có việc xử lý sai khiến cho tài xế bị phạt oan uổng.

 

Sau khi uống rượu bia bao lâu thì có thể lái xe mà không sợ bị phạt?

Từ ngày 1/1/2020, quy định mới của Luật phòng chống tác hại rượu bia đã bắt đầu có hiệu lực và người tham giam giao thông sẽ bị phạt nặng nếu vi phạm. Vậy Sau khi uống rượu bia bao lâu thì có thể lái xe mà không sợ bị phạt?