Hàng không - Vũ trụ

Tiết lộ cách các phi hành gia đi vệ sinh trên Trạm vũ trụ Quốc tế, cách xử lý chất thải mới choáng

Tiết lộ cách các phi hành gia đi vệ sinh trên Trạm vũ trụ Quốc tế, cách xử lý chất thải mới choáng

Ở trên vũ trụ, môi trường không trọng lực khiến chuyện sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Các phi hành gia để đi vệ sinh cũng phải rất vất vả. Nếu không cẩn thận, chất thải của họ có thể trôi ra khỏi bồn cầu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, các thiết bị xung quanh. Để đi vệ sinh trong Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS), các phi hành gia phải làm gì?

phi-hanh-gia-di-ve-sinh-3-1682479915.jpeg
 

Năm 1961, Alan Shepard là người Mỹ đầu tiên bay vào không gian. Ông không chuẩn bị kế hoạch cho việc đi tiểu vì chuyến du hành này được cho là khá ngắn. Thế nhưng, vì một số lý do mà vụ phóng bị trì hoãn tận hơn 3 tiếng. Cuối cùng Alan Shepard được cho phép đi tiểu ngay trong bộ đồ vũ trụ của mình.

Sau này, những ngôi nhà vệ sinh hiện đại hơn đã được tạo nên trên trạm vũ trụ. Năm 2000, nhà vệ sinh ở ISS chỉ dành cho nam giới, phụ nữ rất khó dùng vì nó yêu cầu phải đứng lên khi đi tiểu. Mỗi lần đại tiện, phi hành gia phải dùng dây đai đùi để ngồi lên bồn cầu nhỏ, giữ một miếng đệm kín giữa bộ phận nhạy cảm với bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Cách thức khá phiền hà này để lại nhiều vấn đề, quan trọng nhất là nó rất khó để giữ sạch.

phi-hanh-gia-di-ve-sinh-2-1682479915.jpg
 

Rút kinh nghiệm, năm 2018, NASA bỏ ra 23 triệu USD để nghiên cứu, tạo nên nhà vệ sinh mới cải tiến hơn cho các phi hành gia ở ISS. Nó là một nhà vệ sinh chân không, được thiết kế gồm 2 phần, 1 vòi có phễu ở cuối để đi tiểu và 1 bệ vệ sinh nhỏ nhô cao để đi đại tiện.

WC này có đủ bệ đỡ, chỗ đứng để phi hành gia dùng. Mỗi khi đi tiểu, họ có thể ngồi hoặc đứng, rồi giữ chặt phễu và vòi vào người để chất thải không bị rò rỉ ra ngoài. Trong trường hợp đại tiện, phi hành gia nhấc nắp bồn cầu và ngồi vào như ở trên Trái đất. Tuy nhiên, WC này sẽ khởi động chế độ hút ngay lập tức khi nắp bồn cầu được nhấc lên. Điều này nhằm ngăn cho chất thải không bị trôi ra ngoài, không có mùi hôi thối. Điểm đặc biệt là chiếc bệ vệ sinh trên ISS nhỏ hơn bệ ở Trái đất.

phi-hanh-gia-di-ve-sinh-5-1682479915.jpg
 

Thêm một điều đáng chú ý, chất thải của các phi hành gia sẽ được tái chế lại. Vì nước tiểu có hơn 90% là nước, nặng và chiếm nhiều không gian nên họ sẽ tái chế. Việc này tốt hơn là lấy nước sạch từ Trái đất. Tất cả nước tiểu đều được gom lại, biến thành nước sạch để dùng, dĩ nhiên là cả uống. Thế mới có chuyện các phi hành gia đùa nhau rằng “Cà phê hôm nay chính là cà phê của ngày mai”.

Trong khi đó, phân của phi hành gia thỉnh thoảng sẽ được đưa trở lại Trái đất để nghiên cứu. Còn các chất thải trong phòng tắm, phân thì hầu như đều sẽ được đốt cháy. Phân sẽ hút chân không vào các túi rác, đưa vào thùng kín. Giấy vệ sinh, khăn lau, găng tay để vào hộp đựng. Tất cả cho vào các container đặc biệt, chất vào tàu chở hàng về Trái đất và bốc cháy ngay trong bầu khí quyển của Trái đất.

phi-hanh-gia-di-ve-sinh-1-1682479915.jpg
 

Vì thế nên nếu bạn có nhìn thấy một vệt sáng trên bầu trời thì cũng đừng vội nghĩ nó là thiên thạch bốc cháy hay sao băng, đôi khi đó có thể là chất thải của các phi hành gia.

 

Bí ẩn chiếc máy bay bị bỏ rơi suốt 16 năm ở Nội Bài, giá trị hiện tại mới là điều gây sốc

Một chiếc máy bay đã bị bỏ quên tại sân bay Nội Bài suốt 16 năm qua. Rất nhiều phương án được đưa ra để giải quyết nó, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.