Hàng không - Vũ trụ

Không quân Việt Nam sở hữu loại máy bay chiến đấu nổi tiếng thế giới, sức mạnh chiến đấu ra sao?

Không quân Việt Nam sở hữu loại máy bay chiến đấu nổi tiếng thế giới, sức mạnh chiến đấu ra sao?

Dù tuổi đời lên đến 50 năm, dòng máy bay chiến đấu này vẫn được đánh giá rất cao. Nó là lực lượng “xương sống” của nhiều quốc gia trên thế giới.

Từ những năm 1960, Liên Xô đã phát triển dòng máy bay tiêm kích Su-17 thành phiên bản xuất khẩu với tên gọi Su-22. Nó rất nổi tiếng và thành công, được phục vụ nhiều trong không quân Liên Xô cũ và không quân Nga sau này. Các nước Đông Âu, châu Á, Trung Đông cũng nhập khẩu loại máy bay chiến đấu này khá nhiều.

Nó được thiết kế “cánh cụp cánh xòe”, giúp máy bay có khả năng cơ động, phạm vi hoạt động cao hơn, tải trọng tốt hơn. Những chiếc Su-22 được tối ưu hóa để bay tốc độ cao ở tầm thấp.

su-22-1
Máy bay Su-22 được biên chế trong quân đội của nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Internet
su-22-5
Máy bay Sukhoi Su-22M3 của lực lượng Syria. Ảnh: National Interest

Tiêm kích Su-22 có chiều dài 19,03 m; sải cánh 10,02 m (khi cụp bay tốc độ nhanh) hoặc 13,68 m (khi xòe bay tốc độ chậm); cao 5,12 m; trọng lượng rỗng 10.640 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.500 kg. Nó được trang bị 1 động cơ Lyulka AL-21F-3 cho phép máy bay bay với tốc độ tối đa 1.860 km/h, tầm hoạt động 2.500 km với trần bay khoảng 15.000 m.

Vũ khí trang bị của Su-22 gồm 2 pháo 30 mm NR30 với cơ số 80 viên đạn mỗi pháo. Các điểm treo trên cánh cho phép máy bay mang tải trọng 4.000 kg vũ khí gồm bom, rocket, tên lửa đối không R-13 và R-60, tên lửa đối đất dẫn đường Kh-23, Kh-25 và Kh-29, cũng như tên lửa diệt radar Kh-28 và Kh-58.

su-22-2
Bản vẽ kỹ thuật của máy bay Su-22. Ảnh: Internet
su-22-3
Loại máy bay này được trang bị nhiều loại vũ khí tấn công khác nhau. Ảnh: Internet

Năm 1979, Việt Nam cần một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm, tầm bay dài, có thể không chiến, tấn công mặt đất để yểm trợ bộ binh. Khi đó Liên Xô đã viện trợ một số máy bay tiêm kích – bom Su – 22M/UM cho chúng ta. Sau khi số Su-22M/UM trong đợt viện trợ đầu tiên ngừng hoạt động, đầu năm 1989, Trung đoàn không quân 937 đã tiếp nhận những chiếc Su-22M4 đầu tiên, biến thể được sản xuất cuối cùng của dòng máy bay Su-22 với những cải tiến đáng kể trong hệ thống điện tử, bao gồm hệ thống ngắm bắn quang học Klen-54 trong chóp mũi.

su-22-4
Biến thể Su-22 dành cho không quân Việt Nam. Ảnh: Internet

Đến thời điểm hiện tại, Không quân Nhân dân Việt Nam đã sở hữu lượng lớn tiêm kích – bom phiên bản Su-22M, Su-22UM3K (huấn luyện) và Su-22M4 (loại hiện đại nhất).

su-22-6
Máy bay Su-22M4 thuộc Trung đoàn 937, Sư đoàn Không quân 370. Ảnh: Quân đội nhân dân
su-22-7
Máy bay Su-22 của Trung đoàn 929, Sư đoàn 372 thuộc Không quân Việt Nam cất cánh thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Ảnh: Báo Phòng không - Không quân

Su-22M4 là gây ấn tượng hơn cả khi được trang bị để chiến đấu trong tầm nhìn hạn chế, ban đêm, phù hợp với những nhiệm vụ tấn công mặt đất bằng vũ khí dẫn đường và không dẫn đường, cũng như việc trinh sát trên không. Trong phạm vi hạn chế, Su-22M4 còn có thể sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không.