Đời sống

Những thông tin quan trọng liên quan đến thẻ căn cước công dân trong năm 2024, ai cũng phải nắm rõ

Những thông tin quan trọng liên quan đến thẻ căn cước công dân trong năm 2024, ai cũng phải nắm rõ

 

 

Trong Dự thảo Luật Căn cước công dân, Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam, thể hiện qua tài khoản định danh điện tử. Mỗi công dân chỉ có một Căn cước điện tử. Giá trị của Căn cước công dân tương đương như sử dụng thẻ Căn cước vật lý.

can-cuoc-1

Trong Dự thảo Luật Căn cước công dân, Bộ Công an đề xuất sẽ có thêm Căn cước công dân điện tử thay cho Căn cước công dân vật lý. Ngoài ra, còn có đề xuất đổi tên gọi thẻ Căn cước công dân thành thẻ căn cước để tương thích với tên gọi mới của luật là Luật Căn cước.

Việc đổi tên thẻ CCCD thành thẻ căn cước là để thể hiện đúng bản chất của loại giấy tờ này. Trong đó có chứa thông tin về căn cước của người dân, giúp phân biệt công dân này với công dân khác, xác định danh tính khi thực hiện các giao dịch… Tên gọi mới cũng đảm bảo tính phổ quát, tạo tiền đề hội nhập quốc tế.

can-cuoc-2

Một điểm đáng chú ý nữa là trên mặt thẻ căn cước được Bộ Công an đề xuất thay đổi:

- Lược bỏ dấu vân tay để tăng tính bảo mật.

- Dòng chữ "CĂN CƯỚC CÔNG DÂN" đổi thành "CĂN CƯỚC".

- "Quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai sinh".

- "Nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú".

can-cuoc-3

Nơi đăng ký khai sinh được cho là thông tin chính xác với bất cứ ai, tính ổn định cao hơn quê quán. Còn việc thay đổi nơi thường trú thành nơi cư trú sẽ đảm bảo quyền lợi cho người chỉ có nơi tạm trú, nơi ở hay không có nơi thường trú, nơi tạm trú vẫn được cấp thẻ Căn cước.

 

2 tin nhắn nguy hiểm nếu nhận được phải tắt nguồn điện thoại ngay lập tức kẻo mất sạch tiền

Chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi. Nếu vô tình nhận được 2 tin nhắn này và lỡ click vào, bạn phải ngay lập tức tắt nguồn điện thoại.