Đời sống

Cửa ô duy nhất còn lại ở Hà Nội: Suýt bị thực dân Pháp gỡ bỏ, tồn tại là nhờ dân quyết làm điều này!

Cửa ô duy nhất còn lại ở Hà Nội: Suýt bị thực dân Pháp gỡ bỏ, tồn tại là nhờ dân quyết làm điều này!

“Ở đâu năm cửa ô chàng ơi/ Sông Nhị Hà mấy khúc nước chảy xuôi một dòng” chính là câu ca dao nhắc tới 5 cửa ô nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa bao gồm: Ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô Đống Mác, ô Chợ Dừa và ô Quan Chưởng. 

Tuy nhiên, tính đến ngày nay, Hà Nội chỉ còn tồn tại duy nhất Ô Quan Chưởng với nhiều dấu ấn của lịch sử kinh thành cũ.

Theo đó, Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749). Ô Quan Chưởng được trùng tu và được sửa chữa hai lần ở năm Gia Long thứ 3 (1804) và năm Gia Long thứ 16 (1817). Từ đó, Ô Quan Chưởng vẫn giữ nguyên hình dạng cho đến hiện tại.

Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

Tư liệu lịch sử ghi chép  Ô Chợ Dừa nằm ở phía tây của kinh thành Thăng Long. Hiện tại, Ô Chợ Dừa là điểm giao cắt giữa 6 tuyến phố Xã Đàn, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Tây Sơn, Đê La Thành, Ô Chợ Dừa.

Ô Đông Hà với ý nghĩa là cửa ô ở phường Đông Hà trước kia cũng từng là tên gọi của Ô Quan Chưởng. Công trình này gồm 2 tầng và được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng thời nhà Nguyễn.

Tầng thứ nhất của Ô Quan Chưởng có 3 cửa với 1 cửa nằm chính giữa với chiều cao 3m, 2 cửa phụ ở hai bên rộng 1,65m, cao 2,5m. Mặt trước của ô có i ba chữ Hán bằng mảnh sứ màu xanh được khắc nổi “Đông Hà Môn”

Ngày xưa, lính tuần thường đứng trên vọng lâu để quan sát xung quanh.

Cái tên ô Quan Chưởng mang ý nghĩa để nhớ công lao của viên quan Chưởng Cơ - chỉ huy vệ binh đã hy sinh cùng 100 binh lính nhà Nguyễn khi chiến đấu chống quân Pháp khi chúng lần thứ nhất đánh vào thành Hà Nội vào năm 1873 qua cửa Đông Hà.

“Song song với Hàng Ðậu là Hàng Khoai. Dưới chợ là Phố Mới; đầu phố, chỗ gần bờ sông có cửa ô Quan Chưởng (cửa Ðông Hà), còn nguyên cổng xây cũ, đoạn này gọi là phố Hàng Chiếu.

Trước khi Tây sang, tên Jean Dupuis (Ðồ Phổ Nghĩa) gây cơ sở ở đây cùng với bọn khách trú khi Francisco Garnier đánh thành thì một ông Chưởng Cơ, cùng một trăm chiến sĩ, đã giữ cửa này đến người cuối cùng” - lịch sử của ô Quan Chưởng đã được nhắc đến trong cuốn “Người và cảnh Hà Nội” của Hoàng Đạo Thúy.

Người Pháp từng cho gỡ bỏ các công trình cũ khi chiếm đó Hà Nội với mục đích mở rộng khu phố mới. Sự đấu tranh kiên trì của dân chúng và ông cai tổng Đồng Xuân - Đào Đăng Chiểu (1845-1916) đã quyết liệt không ký vào tờ trình xin phép phá cửa ô và ngăn chủ trương đó không thực hiện được.

Vào năm 1995, Ô Quan Chưởng được công nhận là di tích lịch sử. Dự án bảo tồn Ô Quan Chưởng được thực hiện vào năm 2009 nhằm giữ gìn các giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa của cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa.

 

Gia vị Việt Nam hiếm nhất thế giới theo kỷ lục Guinness: Đắt đến từng giọt, được Thạch Lam ca ngợi

Một loại gia vị của Việt Nam từng là đặc sản khiến nhiều người mê đắm được Guinness công nhận là gia vị hiếm nhất thế giới.