Đời sống

Vùng đất sinh ra nhiều danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO vinh danh nhất Việt Nam: 3/6 người

Vùng đất sinh ra nhiều danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO vinh danh nhất Việt Nam: 3/6 người

Nghệ An không chỉ biết đến là tỉnh rộng nhất Việt Nam, có thiên nhiên hùng vĩ mà còn được người đời ca tụng là vùng đất địa linh nhân kiệt’ với truyền thống hiếu học. Đây là vùng đất đã sản sinh ra những bậc danh nhân nổi tiếng trong lịch sử:  An Dương Vương, Mai Hắc Đế, Chủ tịch Hồ Chí Minh bà chúa thơ nôm’ Hồ Xuân Hương cũng 1 loạt nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai.

Điều đáng nói, đây là cũng là nơi sản sinh ra 2/6 nhân tài đất Việt được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới gồm có Chủ tịch Hồ Chí Minh (vinh danh vào năm 1990) và Hồ Xuân Hương (vinh danh vào năm 2021).  

Theo đó, tới thời điểm hiện tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đã vinh danh 6 nhân vật Việt Nam là danh nhân văn hóa thế giới lần lượt là Nguyễn Trãi (quê gốc ở Hải Dương) - (vinh danh vào năm 1980), Hồ Chí Minh (sinh tại huyện Nam Đàn, Nghệ An) - (vinh danh vào năm 1990), Nguyễn Du (quê gốc trấn Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh) -  (vinh danh vào năm 2015), Chu Văn An( quê gốc Hà Nội) - (vinh danh năm 2019), Hồ Xuân Hương (quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) và Nguyễn Đình Chiểu (sinh tại huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) - ( vinh danh năm 2021). 

Như vậy, nếu tính cả Nguyễn Du ở thời điểm Trấn Nghệ An bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay thì xứ Nghệ Tĩnh chính là nơi có tận 3 danh nhân văn hóa thế giới nhất -  có thể nói đây là vùng đất sản sinh ra nhiều danh nhân văn hóa thế giới nhất Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên lúc đi học là Nguyễn Tất Thành, tên Nguyễn Ái Quốc trong nhiều năm hoạt động cách mạng khác, cùng nhiều bí danh và bút danh khác). Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh năm 1890 ở Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một anh hùng dân tộc kiệt xuất, chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã hiến dâng cả cuộc đời vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng. 

Vào năm 1990, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết 24C/1865 nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới bởi những cống hiến cho dân tộc và cả nhân loại. 

 

Thầy giáo Việt Nam được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới: Được mời dạy học cho Vua

Chỉ duy nhất 1 nhân vật làm nghề giáo được mệnh danh là ‘Người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc’ trong danh sách 6 danh nhân Việt Nam được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới.

“Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương 

Hồ Xuân Hương có quê gốc ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”, 1 nữ thi sĩ tiêu biểu và nổi tiếng của văn học Việt Nam trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa cuối thế kỷ XIX.

Vào dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, UNESCO đã chính thức vinh danh  “Bà Chúa thơ Nôm” là 1 trong những danh nhân văn hóa thế giới. Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng đã được Tỉnh Nghệ An và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức vào ngày 2/12/2022.

Những tác phẩm thơ của Hồ Xuân Hương là biểu hiện của sự vận động và lạc quan. Đáng nói, bà mang được luồng tư tưởng mới mẻ, cách làm thơ phá cách với ngôn từ vừa bình dị lại không kém phần sáng tạo. Những tác phẩm của Hồ Xuân Hương mang nhiều giá trị, có sức sống bền bỉ vượt thời đại. Thơ của bà thể hiện những nội dung về bình đẳng giới, góp phần đấu tranh cho việc giải phóng phụ nữ ở Việt Nam.

GS John Balaban (Đại học North Carolina State, Mỹ) đã dùng những từ hoa mỹ khi nhận xét về thơ của Hồ Xuân Hương: “Bà viết về cả những điều mà các nhà thơ khác không dám làm. Thơ Hồ Xuân Hương độc đáo, hiếm có, mang đậm bản sắc Việt Nam, có sức lan truyền rộng rãi trên thế giới. Bà là một nhà thơ đẳng cấp thế giới. Thơ của bà có thể làm lay động chúng ta ngày hôm nay cũng như đã làm lay động người Việt hơn 200 năm trước đây”.

Đại thi hào Dân tộc Nguyễn Du - “Ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam 

Nguyễn Du (1765-1820) quê gốc ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là người thông minh, có kiến thức sâu rộng từ Nho Giáo, Phật Giáo cho đến Đạo. Cuộc đời của Nguyễn Du trải dài theo biến cố lịch sử với ba triều đại: Lê - Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn. Đại thi hào đã trải qua những năm khốn khó, đói rét, không có cơm ăn, áo mặc và chứng kiến tận mắt cảnh “bãi bể hóa nương dâu” cũng như sự thống trị đầy tàn bạo của giai cấp phong kiến.

Chính sự hiểu biết sâu rộng cùng lòng cảm thông trước những đau khổ của nhân dân, Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế di sản văn chương đồ sộ với loạt tác phẩm xuất bằng chữ Nôm và chữ Hán gồm: Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (132 bài), Thác lời trai phường nón, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu…

Các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Du phải kể đến Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh - 3254 câu), Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh - 148 câu). Đây chính là những tác phẩm góp công trong việc gìn giữ và đưa ngôn ngữ văn học tiếng Việt lên trình độ điêu luyện. Bởi vậy, Nguyễn Du không chỉ là một “ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam mà còn được suy tôn là Đại thi hào Dân tộc và Danh nhân văn hóa Thế giới.

 

Nhà quân sự đầu tiên của Việt Nam được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới

Là nhà quân sự quân sự lỗi lạc, nhà chính trị thiên tài trong lịch sử, nhân vật này chính là nhân tài đất Việt đầu tiên được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới.