Danh tính ông bảo vệ trúng xổ số Vietlott nhiều nhất Việt Nam: Không nhớ nổi số lần trúng giải
- Thí sinh thi đại học nhiều nhất việt nam, 18 lần trốn gia đình đi thi vì lời hứa 'lạ' với bạn gái cũ
- ‘Kẻ thách thức’ Mitsubishi Xpander giảm giá sập sàn 80 triệu đồng, quyết chiếm ngôi vương phân khúc
- Tin chuyển nhượng mới nhất 28/6: Cựu thủ quân ĐT Việt Nam bị thanh lý; MU hoàn tất chiêu mộ De Jong?
Trúng độc đắc một lần đã khó, ông Đỗ Văn Yên còn tiết lộ sự thật ông không nhớ thực sự mình đã trúng số bao nhiêu lần, chỉ biết rằng con số gần chính xác nhất là 3 lần.
Mặc dù liên tiếp là người may mắn trúng 3 giải độc đắc nhưng cuộc sống phía sau của người đàn ông may mắn đó là ông Đỗ Văn Yên (SN 1944, phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) lại rất khó tin.
5 năm 3 lần trúng độc đắc: Xác suất thật khó tin
Được biết để gặp được “Vua xổ số” là rất khó khăn. Theo mách nước của hàng xóm, muốn gặp ông Yên chỉ có cách đến phường Kim Liên, đi lòng vòng quanh đó.
Dù nắm trong tay vận may khó tin nhưng ông Yên luôn khoác lên mình trang phục của bảo vệ dân phố với dáng vẻ gầy gò, nhỏ bé, hòa vào dòng người ngược xuôi để hỗ trợ công an phân luồng giao thông; tuyên truyền hướng dẫn nhân dân không vi phạm luật, giữ gìn an ninh trật tự… chứ không ra dáng một vị đại gia.
Nhiều người dân ở phường đã quá quen thuộc với hình ảnh này của ông Yên nên thường xuyên gọi ông bằng nhiều biệt danh hài hước như “vua xổ số” và “hiệp sĩ” bắt cướp. Chia sẻ với mọi người, người đàn ông giản dị này cho biết, ông coi việc chơi xổ số như thú vui giải trí.
Thế nhưng, vận may cũng thật khó tin chỉ trong 5 năm, từ 2000 đến 2005, ông Yên đã may mắn 3 lần trúng giải độc đắc. Lần 1, ông trúng giải năm 2000, lần 2 năm 2003, lần 3 năm 2005.
Dù không tiết lộ số tiền cụ thể khi trúng giải, nhưng ông Yên chia sẻ mỗi lần đủ để ông mua một căn nhà. Tuy nhiên, đây chỉ là vận may bất ngờ. Vì vậy, ông mong mọi người đừng trông mong vào việc đổi đời nhờ mua vé số, hay chơi bằng máu ăn thua.
Đối với ông Yên, tiền bạc chưa bao giờ là mục đích sống của ông mà trong suốt hàng chục năm qua, niềm đam mê nhất của ông là được làm công việc bảo vệ dân phố, hỗ trợ lực lượng công an làm công tác giữ gìn trật tự trị an.
“Hiệp sĩ” bắt cướp
Khi được hỏi về vận may lúc trúng xổ số thì ông Yên vô cùng kiệm lời, thế nhưng những câu chuyện về việc săn bắt cướp được ông kể như bất tận, không có hồi kết.
“Vua xổ số” cho biết, ông chính thức về hưu và tham gia bắt cướp từ năm 1994. Tính đến thời điểm hiện tại, chiến công mà ông đạt được là phát hiện và tham gia bắt giữ hơn 200 vụ cướp giật trên địa bàn, bởi vậy nên nhiều người dân ưu ái đặt thêm biệt danh cho ông là “hiệp sĩ” bắt cướp.
Không chỉ quý mến, nhiều người dân bị trộm cắp, cướp giật đã cám ơn ông bằng tiền và những món quà giá trị nhưng ông Yên chưa lần nào chịu nhận.
Nhiều người bị trộm cắp, cướp giật đã cám ơn ông bằng tiền và những món quà giá trị nhưng ông Yên chưa lần nào chịu nhận. Ông tiết lộ chỉ duy đúng nhất một lần phá lệ: “Rất nhiều năm làm công việc này, chỉ một lần tôi nhận túi cam của một ông cụ hưu trí”.
Chia sẻ về lần hiếm hoi này ông Yên bồi hồi nhớ lại những năm 1994- 1995. Lúc ấy, chiếc xe đạp là thứ tài sản quý giá nhất tương đương với nhà lầu, xe hơi bây giờ. Trong lúc đi tuần tra, với vai trò là đội phó đội săn bắt cướp phường Kim Liên, một ngày ông Yên nghe tiếng hô hoán của một cụ ông gần 80 tuổi.
Được biết, trong lúc vào mua báo thì cụ ông đã bị tên trộm cuỗm mất chiếc xe lúc nào không hay biết. May mắn, nhờ có sự nhanh trí của ông Yên và người dân xung quanh hợp lực đã lấy lại được chiếc xe trả cho cụ ông.
“Ông cụ bị mất xe cũng là một người nghèo. Khi nhận lại được xe, ông ấy vui đến mức chảy nước mắt. Miệng mếu máo".- ông Yên kể tiếp.
Sau niềm vui tìm lại được xe, không biết đền đáp công lao của ông Yên như thế nào khiến ông cụ này tỏ ra băn khoăn. “Ông ấy loay hoay, móc hết túi quần, túi áo, lấy ra được mấy đồng bạc lẻ, dúi vào tay tôi để cảm ơn. Tuy nhiên, tôi không nhận. Không ngờ hôm sau, tôi đang trực ở phường thì ông cụ đó xuất hiện. Mắt ông ấy rưng rưng, tay cầm 1 cân cam và 1 cân đường, nằng nặc đòi cảm ơn tôi” - ông Yên nhớ lại.
Dù liên tục từ chối, nhưng ông cụ vẫn kiên quyết gửi tặng bằng được nên ông Yên đã bất đắc dĩ nhận túi cam để cụ được vui lòng: “Tôi vẫn nhớ, túi cam có 4 quả. Khi nhận, tôi nói với cụ, tôi chỉ xin túi cam để bổ ra cho anh em. Còn đường, tôi biếu lại cụ. Nếu cụ chịu mang đường về thì tôi nhận cam. Còn không, tôi không nhận bất cứ thứ nào”.
Thấm thoát đã hơn 2 thập kỷ trôi qua, đó là món quà đầu tiên và cũng là cuối cùng mà ông Yên nhận của người dân sau mỗi phi vụ bắt cướp, bởi cách ứng xử của ông cụ vẫn khiến ông Yên nhớ mãi.
“Tôi nhớ là vì cách nói chuyện, cư xử của ông cụ khiến tôi thấy việc làm của tôi có ý nghĩa. Nó đem lại niềm vui cho những người dân nghèo. Đó cũng là động lực để tôi phấn đấu suốt và đam mê với công việc mà tôi đã và đang làm” - ông Yên trải lòng.
2 người trúng số độc đắc 'giữ mình' nhất Việt Nam: Mỗi lần trúng 1 căn nhà nhưng vẫn làm nghề này
Dới đây là những trường hợp trúng vé số mà nhiều người phải thốt lên: Đúng là ở hiền gặp lành!