Bí ẩn danh tính người đầu tiên vẽ lá cờ đỏ sao vàng: Không phải người Việt Nam nào cũng biết!
Ít ai biết rằng, lá cờ Tổ quốc 5 cánh sao vàng - Quốc kỳ của nước CHXHCN Việt Nam - được chấp bút vẽ bởi liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến, một chiến sĩ cộng sản ưu tú, kiên trung bất khuất.
Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến (1901-1941) sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước ở Hà Nam. Bởi vậy, ngay từ thời niên thiếu, chàng thanh niên ấy đã sớm giác ngộ cách mạng và tích cực đóng góp, tham gia vào các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp.
Sau khi được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng năm 1929, năm người con ưu tú của vùng đất Hà Nam cùng các đồng chí như Trần Tử Yến, Vũ Văn Uyển đứng ra thành lập Chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại làng Lũng Xuyên, theo quyết định của Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Thời gian này, tại Hà Nam thì Chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tổ chức cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo. Và chàng thanh niên Nguyễn Hữu Tiến được tín nhiệm giữ chức Phó Bí thư phụ trách công tác tuyên truyền.
Thế nhưng, chỉ trong vòng 2 năm hoạt động ngắn ngủi, Nguyễn Hữu Tiến bị mật thám bắt tại Hà Nội. Đầu tiên, chúng đưa ông về giam ở Nam Định, hành hình, tra tấn rất tàn bạo, rồi đày lên Sơn La, đưa ra nhà tù Côn Đảo.
Vượt lên trên mọi cay đắng, im lặng để chờ thời, sau khi nhận được chỉ thị của Đảng bộ Côn Đảo, Nguyễn Hữu Tiến cùng 6 đồng chí khác lên kế hoạch vượt ngục thành công, tiếp tục trở về cống hiến cho nước nhà. Sau chuyến vượt ngục ấy, Nguyễn Hữu Tiến được Xứ ủy Nam Kỳ giao phụ trách liên tỉnh Đảng bộ Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá.
Một thời gian nữa, ông lên Sài Gòn - Chợ Lớn phụ trách cơ quan ấn loát của Đảng, phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.
Và thời điểm lá cờ đỏ có một ngôi sao vàng 5 cánh được chiến sĩ Nguyễn Hữu Tiến nung nấu thực hiện diễn ra vào thời điểm tháng 7/1940 khi Xứ ủy Nam Kỳ họp mở rộng thông qua đề cương khởi nghĩa. Lúc này, sau khi đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai mô tả lại một số lá Quốc kỳ của các nước. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã giao cho đồng chí Nguyễn Hữu Tiến vẽ mẫu một lá cờ cách mạng để dùng cho cuộc khởi nghĩa sắp tới.
Từ khi nhận nhiệm vụ, chính thức vào ngày 23/11/1940 trước khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh với ý nghĩa máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sỹ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam lần đầu tiên được in trên trang nhật báo Tiến Lên, cùng với một bài thơ do chính ông sáng tác, kêu gọi nhân dân Việt Nam đoàn kết chiến đấu dưới lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc:
“Việt Nam ta con Hồng cháu Lạc
Dòng máu đỏ, giống da vàng, trải bốn ngàn năm oanh liệt.
Thế mà chịu tám mươi năm rên xiết
Dưới giày đinh đế quốc sài lang!
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng lên mau! Hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sĩ, nông, công, thương, binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
Đoàn kết lại sức mình sẽ mạnh
Quyết đánh tan phát xít Nhật - Tây
Hỡi hai lăm triệu con yêu nước Việt Nam này
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh...”.
Tuy nhiên, sau đó, người chiến sĩ quê Hà Nam đã không kịp nhìn thấy lá cờ của mình tung bay bởi khi công việc in ấn đang sắp hoàn thành thì lính Pháp ập đến bắt giữ.
Sau khi khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, bị đàn áp và tra tấn đẫm máu thì Nguyễn Hữu Tiến bị thực dân Pháp xử bắn vào ngày 28/8/1941. Đứng trước pháp trường, trước ranh giới của sự sống và cái chết nhưng ông vẫn kiên trường, không bị khuất phục. Người chiến sĩ bất khuất ấy vẫn tiếp tục cố gắng để lại lời nhắn tha thiết về lòng yêu nước, căm thù giặc cùng niềm tin vào tương lai. Toàn bộ những dòng nhắn nhủ của liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến đều được in ra và treo ngay trên tấm chân dung của ông do cố nhạc sĩ Văn Cao vẽ.
"Vĩnh biệt hôm nay có mấy lời
Nhắn cùng đồng chí khắp nơi nơi
Tinh thần để lại cho non nước
Thù hận ghi sâu giữa đất trời
Án chém Hà Nam đà rũ sạch
Khổ sai Côn Đảo đã qua rồi
Anh em đi trọn con đường nhé
Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai".
Năm 1993, để tưởng nhớ liệt sĩ, người anh hùng kiên trung, bất khuất khuất Nguyễn Hữu Tiến, Tỉnh ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam, huyện Duy Tiên đã xây dựng Nhà lưu niệm Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến”. Hiện tại, nhà lưu niệm này hiện do người con gái duy nhất của liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến là bà Nguyễn Thị Xu trông nom. Và cảnh liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến đang ngồi vẽ lá cờ đỏ sao vàng, do cố nhạc sĩ Văn Cao vẽ được treo trong một góc đẹp nhất của nhà tưởng niệm.
Số phận người cha sống trong ống cống nuôi 2 con trai đỗ thủ khoa ĐH: Sau 10 năm vẫn làm nghề này!
Người cha từng sống trong ống cống nuôi 2 con đỗ thủ khoa đại học ở Hà Nội giờ có cuộc sống ra sao?