Giải trí

Bài cúng ông Công, ông Táo đầy đủ, chi tiết nhất

Bài cúng ông Công, ông Táo đầy đủ, chi tiết nhất

Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất và vô cùng quan trọng cũng như ý nghĩa trong văn hóa của người Việt Nam. Hiện nay, dù người dân được nghỉ khoảng 7 ngày cho kỳ lễ dân tộc này nhưng quá trình chuẩn bị cũng như các nghi thức cúng truyền thống được thực hiện trước đó cả vài tuần lễ.

Trước khi chào đón Tết  Âm Lịch, người dân Việt thường thực hiện lễ cúng ông Công, ông Táo. Đây là 1 tục lệ được nhiều thế hệ người Việt thực hiện từ lâu đời và trở thành một nét đẹp trong văn hóa dịp Tết cổ truyền. 

Ý nghĩa của việc cúng ông Công, ông Táo

Từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm rằng ông Công chính là vị thần cai quản đất đai còn ông Táo là 3 vị thần trông coi việc bếp núc. Đây đều là những vị thần được Ngọc Hoàng phái xuống để theo dõi và ghi chép việc ăn ở của con người. Cũng theo quan niệm dân gian, ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép vào ngày 23 tháng Chạp để lên thiên đình báo cáo về tất các việc làm tốt, chưa tốt trong năm qua của gia chủ. 

Bên cạnh đó, ông Công và ba vị Thần Táo cũng được người dân Việt Nam cho rằng là các vị thần quyết định những điều xấu hay phước đức cho gia đình. Tục lệ làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời vào ngày 23 tháng chạp hàng từ đó được thực hiện như 1 thông lệ với mong muốn cầu mong gia đình được nhiều điều may mắn.

Thời gian cúng ông Công, ông Táo

Với quan niệm từ trước đến nay rằng ông Táo lên chầu trời vào trước  12 giờ trưa ngày  23 tháng Chạp  m lịch hàng năm, người dân thường làm lễ trước thời điểm này vì quan niệm sợ quá giờ ông Táo lên chầu trời.

Người dân Việt Nam thường xuyên cúng  ông Công, ông Táo vào các thời gian như trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp.

Bài cúng Ông công, ông táo

Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :.............

Ngụ tại :.......................

Nhằm ngày 23 tháng Chạp , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , xiêm hài áo mũ , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án , dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Bài văn khấn Nôm ông Táo chuẩn truyền thống

Hôm nay là ngày… tháng… năm.

Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…

Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.

Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cáo (vái 4 vái)

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

 

Tin trưa 9/1: Tiết lộ học phí đắt đỏ của con sao Việt, vợ cũ và vợ mới NSND Công Lý chạm mặt nhau

(Techz.vn) - Tin trưa 9/1: Phản ứng của vợ cũ và vợ mới NSND Công Lý khi chạm mặt trong hậu trường Táo Quân 2023, Học phí hiện tại của con sao Việt: Con trai Mr.Đàm 300 triệu/năm, cặp sinh đôi nhà Hà Hồ gây bất ngờ, MC Quyền Linh tiết lộ lý do 'gian lận' khi dẫn chương trình, khẳng đình về vấn đề danh hiệu…