Đời sống

Nam thanh niên đang leo núi tìm thấy 'bắp cải' , định hái nhưng bị chặn lại mới biết đó là 'báu vật'

Nam thanh niên đang leo núi tìm thấy 'bắp cải' , định hái nhưng bị chặn lại mới biết đó là 'báu vật'

 

Nhắc đến dãy núi Himalaya, nhiều người sẽ hiện ngay trong đầu hình ảnh về đỉnh Everest, nơi được mệnh danh là “Nóc nhà thế giới”. Đáng nói, ngoài là dãy núi hùng vĩ phủ đầy tuyết, Himalaya còn ẩn chứa nhiều loài thực vật và động vật hoang dã đầy huyền diệu và càng có giá trị theo thời gian.

screenshot-3094-1700043027.jpg
 

Tại dãy núi hùng vĩ này có một loài thực vật là Tahuang vẻ ngoài độc đáo đáo vì chúng giống như một loại thực vật nhân tạo. Loài thực vật này có ngoài hình khiến nhiều người nhầm là bắp cải.

screenshot-3097-1700043027.jpg
 

Theo đó, loài "Tahuang" (Tháp vàng) được người dân địa phương gọi là “bắp cải khổng lồ”. Loài này có tên khoa học là Rheum nobile, là loài cây thân thảo mọc chủ yếu trên dãy Himalaya ở độ cao 4.000 – 4.800m, phân bố rải rác từ đông bắc Afghanistan tới Butan và Tây Tạng. Cây này có thể có cụm hoa khổng lồ cao 1-2m, mọc sát đất. Cây Tháp vàng khi có mày trắng, xanh thì có thể ăn sống, nhai sẽ cảm nhận được vị ngọt. Loại cây này có sức sống vô cùng bền bỉ với tuổi thọ khoảng 10 đến 40 năm, sống trong môi trường lạnh giá quanh năm. Đây là loài thực vật khó nở hoa, khi nào nở hoa chính là dấu hiệu sắp chết của cây. Vì vậy mà tuổi thọ của cây Tahuang được xác định bởi thời gian ra hoa của nó.

screenshot-3095-1700043027.jpg
 

Nếu nói về tác dụng chữa bệnh của loài thực vật này thì nó thực sự rất hữu ích, không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng tấy mà còn có thể dùng vào nhiều mặt khác. Tuy đắt tiền nhưng công dụng của nó được nhiều người ưa chuộng, loại cây này thực sự có thể nói là một bảo bối, dù là cành, lá hay thân, mỗi bộ phận đều có tác dụng chữa bệnh độc đáo. Có lẽ trên thực tế, tác dụng chữa bệnh của của loại cây này có thể coi là một loại dược liệu tương đối hiếm trong số các loại thuốc.

Vì thường mọc trong đất đá mà hệ thống rễ của cây có thể ăn sâu vào lòng đất đến tận 2m. Điều này giúp ích cho vấn đề địa chất của tây Tạng, tránh sạt lở đất. Vì vậy mà người dân ở đây xem loài cây này không khác gì một báu vật.

screenshot-3096-1700043027.jpg
 

Nếu có dịp đến thăm dãy Himalaya, khi nhìn thấy những loài cây màu vàng xuất hiện trên núi như những cây bắp cải thì có lẽ chúng đích thị là Tahuang. Nhưng khi tìm được rồi thì cũng đừng hái chúng vì đây là một loại cây vô cùng quý giá. Nếu tùy tiện nhỏ cây này khi đi Tây Tạng thì khách du lịch có thể sẽ bị người dân địa phương bắt bồi thường.
Nguồn:Sohu

 

Sự thật về lượng đường có trong dưa hấu: Ăn một miếng dưa hấu bằng hai bát cơm liệu có đúng?

Người ta nói ăn một miếng dưa hấu bằng hai bát cơm, điều này có đúng không? Lượng đường trong dưa hấu liệu có cao như mọi người đồn đại!