Điện thoại

iPhone đã góp phần bảo vệ môi trường như thế nào

iPhone đã góp phần bảo vệ môi trường như thế nào

Hơn 2 tỷ chiếc iPhone được bán kể từ khi Apple ra mắt cách đây đúng 12 năm đã giúp ích rất nhiều cho chủ sở hữu của nó, nhưng có vẻ như đó là một tin xấu cho môi trường. Xây dựng nhiều thiết bị công nghệ đòi hỏi nhiều kim loại, nhựa, thủy tinh và các tài nguyên thiên nhiên khác. Những tài nguyên khác, như các nguyên tố đất hiếm, đang cạn kiệt dần. Một dự án của Hiệp hội Hóa học châu Âu đã phát hiện ra một mối đe dọa nghiêm trọng rằng nhân loại có thể cạn kiệt những nguyên tố này trong vòng một thế kỷ.

Tất cả những chiếc điện thoại này cũng cần rất nhiều điện, hầu hết được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch trên khắp thế giới. Theo một ước tính, một điện thoại thông minh có thể tiêu thụ nhiều điện trong một năm tương đương một chiếc tủ lạnh. Trong nền kinh tế kỹ thuật số, iPhone đã trở thành một phần không thể thiếu, sử dụng khoảng 10% tổng điện của hành tinh. Steve Jobs khuyên chúng ta nên tạo ra “một vết lõm nhỏ trong Vũ trụ”, nhưng cảm giác như các thiết bị được giới thiệu bởi công ty của ông đã tạo ra một vết lõm lớn trong sức khỏe tổng thể của hành tinh chúng ta. 

Trong nhiều thập kỷ trước cuộc Đại suy thoái, tiêu thụ nhựa ở Mỹ tăng nhanh hơn 50% so với toàn bộ nền kinh tế, nhưng kể từ năm 2009, tình hình đã đảo ngược, với việc sử dụng nhựa tăng chậm hơn gần 15% so với toàn bộ nền kinh tế. Hết năm này qua năm khác, Hoa Kỳ thường sử dụng ít hơn lượng thép, đồng, vàng, phân bón, nước, đất trồng trọt, gỗ, giấy và các khối xây dựng vật lý khác so với những quốc gia khác. Trong khi đó, Mỹ vẫn là một cường quốc công nghiệp, chịu trách nhiệm cho khoảng 25% nền kinh tế toàn cầu. Vậy làm thế nào mà đất nước này thay đổi được chiều hướng và học cách bước đi nhẹ nhàng hơn trên trái đất theo thời gian?

Steve Cichon, một nhà văn, nhà sử học, và một phóng viên đài phát thanh đã nghỉ hưu, ông đã có một phát hiện mới vào năm 2014 khi ông trả 3 đô la cho một chồng báo Buffalo News cũ. Trên trang của ngày 16 tháng 2 năm 1991 có một quảng cáo từ nhà bán lẻ điện tử Radio Shack đáng chú ý: Có 15 mặt hàng loại gizmo điện tử trên trang này, 13 trong số 15 bạn luôn có trong túi. Các vật phẩm loại gizmo mà Cichon giữ trong túi đã tan biến vào trong iPhone bao gồm máy tính, máy quay phim, đài phát thanh đồng hồ, điện thoại di động và máy ghi âm. Và la bàn, máy ảnh, dụng cụ đo khí áp, máy đo độ cao, gia tốc kế hoặc thiết bị GPS,... những thứ này cũng dần thu vào trong iPhone và các điện thoại thông minh khác.

Phát hiện của Cichon cho chúng ta thấy rằng: Điều gì sẽ được sản xuất trong 12 năm qua trong một thế giới không có điện thoại thông minh? Câu trả lời, rõ ràng, là rất nhiều: nhiều thiết bị hơn, và nhiều phương tiện truyền thông hơn, cùng với đó là việc tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn. Doanh thu của máy ảnh ngắm, máy quay phim, phim và băng video đã giảm mạnh trong những năm gần đây, nhưng điều đó không phải vì mọi người ngừng quan tâm đến hình ảnh và video. Thay vào đó, một thiết bị gọi là điện thoại thông minh đã cho phép chúng ta phi vật chất hóa việc tiêu thụ những thứ này.

Tiến bộ công nghệ cung cấp cho ta nhiều cách để đáp ứng tất cả mong muốn và nhu cầu trong khi sử dụng ít tài nguyên hơn. Đó chính là cách kiếm được nhiều hơn từ ít hơn. Tiến bộ công nghệ đã giải quyết nhiều thách thức môi trường của con người, đối phó với ô nhiễm (trong đó ô nhiễm khí nhà kính là có hại nhất), bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng và các loài dễ bị tổn thương.

Theo: Wired 

 

iPhone tương lai sẽ được sản xuất tại Mỹ

(Techz.vn) Sau nhiều lần trì hoãn, dự án nhà máy Foxconn tại Wisconsin, Mỹ sẽ tiếp tục được triển khai và đưa vào hoạt động trong quý IV/2020.