Đời sống

Đại gia đời đầu của Việt Nam là cựu chiến binh, từng xây hầm giấu vàng, U80 làm 'anh hùng từ thiện'

Đại gia đời đầu của Việt Nam là cựu chiến binh, từng xây hầm giấu vàng, U80 làm 'anh hùng từ thiện'

Trong thế hệ các đại gia đời đầu tại Việt Nam, không thể không nhắc đến doanh nhân Lê Văn Kiểm. Ông sinh năm 1945, xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước, trung kiên trên quê hương Thừa Thiên-Huế. Sinh ra trong thời kì chiến tranh khói lửa nên ông Kiểm 1 tuổi đã theo ba mẹ là bộ đội lên chiến khu ở Ba Lòng - Quảng Trị, 4 tuổi (năm 1949) cha hy sinh trên chiến trường. Cậu bé mồ côi cha khi đó được mẹ và những người đồng đội của cha mẹ bao bọc, nuôi dưỡng. 

Đại gia Lê Văn Kiểm là cựu chiến binh có nhiều đóng góp trong thời chiến

Được học tập và đào tạo tại miền Bắc từ năm 1954, 10 năm sau ông trúng tuyển vào Trường Đại học Thủy Lợi và 1 năm tiếp theo, tức là năm 1965, ông Kiểm tham gia quân đội và được chọn vào quân chủng không quân, từng trải qua khóa huấn luyện lái máy bay MIG 21 tại Liên Xô. Tuy nhiên vì là con một của liệt sĩ thuộc diện chính sách ông Kiểm đã được trở lại trường đại học để tiếp tục việc học hành của mình. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư vào năm 1969, 1 năm sau ông kết hôn với bà Trần Cẩm Nhung. 

Người vợ của ông cũng là học sinh miền Nam ra Bắc từ năm 8 tuổi. Trong những năm tháng học tập, ông đã có cơ duyên gặp gỡ và đem lòng thương mến cô nữ sinh kém mình 1 tuổi. Sau khi nên duyên vợ chồng với bà Nhung được 1 năm thì năm 1971, ông Kiểm đã chích máu viết đơn tình nguyện xin vào quân đội, không ngại khó ngại khổ xung phong đi vào chiến trường miền Nam - nơi đang diễn ra cuộc chiến tranh ác liệt. Ông may mắn hơn nhiều đồng đội của mình là đã có thể đoàn tụ với gia đình sau chiến tranh. 

Vợ chồng ông Kiểm đồng lòng cùng gây dựng công việc kinh doanh

Trở lại bên vợ con, ông Kiểm phải đối mặt với một khó khăn khác đó là sự đói nghèo, lạc hậu của đất nước khi đó. "Đồng vợ đồng chồng", ông Kiểm và bà Nhung quyết định bán chiếc xe Honda duy nhất để khởi nghiệp sảnh xuất thức ăn gia súc với thương hiệu Huy Hoàng vào cuối thập niên 1970. Từ một cơ sở sản xuất "chui", thức ăn chăn nuôi Huy Hoàng lại phát triển thuận lợi, sản phẩm xuất hiện khắp nơi. Dần dần ông còn ép dầu từ hạt cao su để làm sơn, phân bón, nghiên cứu sản xuất bột màu xây dựng. Nhờ kinh doanh “1 lời 10” mà khối tài sản của vợ chồng ông khi đó đã lên tới cả ngàn cây vàng. "Tiền về rất nhiều, chưa bao giờ chúng tôi có nhiều tiền đến thế. Mỗi tháng phải làm được cả 10 lượng vàng, mà cái Nhà phố ở Phan Đăng Lưu lúc đó chỉ đáng 10 lượng vàng", ông Kiểm từng tâm sự. 

Thời mở cửa kinh tế những năm 1980, ông Kiểm cũng là người đi đầu khi đưa doanh nghiệp Huy Hoàng của mình trở thành một công ty tư nhân đầu tiên. Kiểu kinh doanh “hàng đổi hàng” với thị trường Đông Âu khi đó đã giúp ông Kiểm "1 ăn 5" khi xuất hàng may mặc, đổi lấy xi măng, sắt thép và nhiều loại hàng hóa khác nhập khẩu khác. Khi việc kinh doanh đang thuận lợi thì năm 1990, ông Kiểm gặp khó khăn chưa từng có khi đầu tư vào đất đai thì gặp khủng hoảng tài chính xảy ra dẫn đến thị trường địa ốc đóng băng. Tuy nhiên chỉ trong vòng 3 năm, ông đã chuộc được gần hết đất, bán đất có tiền để trả toàn bộ số nợ, cộng cả lãi suất ngân hàng. Năm 2001, ông tiếp tục đầu tư xây dựng sân Golf Long Thành 340ha có kinh phí hơn 600 tỷ đồng, đồng thời đầu tư vào khu du lịch thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đến nay, ông Kiểm cùng vợ đã gây dựng lên một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành lớn mạnh, tiên phong trên nhiều lĩnh vực cả trong và ngoài nước, góp công lớn trong việc ghi dấu mạnh mẽ tình hữu nghị đặc biệt giữa 2 nước Việt - Lào. Trải qua thời kì chiến tranh và những giai đoạn khó khăn của đất nước nên vợ chồng vị doanh nhân U80 luôn sẵn sàng giúp đỡ những mảnh đời khốn khó, thiệt thòi trong xã hội. Hai vợ chồng ông Kiểm đã thành lập và điều hành nhiều quỹ từ thiện, quỹ khuyến học của cá nhân gia đình cũng như hỗ trợ nhiệt tình các dự án thiện nguyện do Đảng, Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ phát động. Được biết, kể từ đầu năm 2018 đến tháng 4/2019, ông chủ Huy Hoàng đã quyên góp gần 116 tỷ đồng để hỗ trợ các cựu chiến binh và trao hơn 464 tỷ đồng cho hoạt động từ thiện tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Nhật Bản. Khi đất nước trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành vào năm 2021, ông Kiểm không ngần ngại trao tặng 500 tỷ đồng cho Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19.

Với những đóng góp không ngừng nghỉ của mình, vợ chồng ông Lê Văn Kiểm - bà Trần Cẩm Nhung đã được Tạp chí Forbes vinh danh trong danh sách 30 Anh hùng từ thiện Châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2019 (đứng ở vị trí thứ 7/30). Bản thân nam doanh nhân U80 cũng 2 lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, một lần là vào năm 2008 và lần thứ hai là vào năm 2020 - cùng với vợ là bà Trần Cẩm Nhung. Ông bà được ghi nhận là cặp vợ chồng đầu tiên cùng được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

 

Biệt phủ ngoại thành của danh hài Xuân Hinh: Khủng không kém căn nhà đắt đỏ ở phố cổ

Không chỉ sở hữu căn nhà ở trên phố cổ, NS Xuân Hinh còn có một căn biệt thự ở ngoại thành với thiết kế vô cùng cổ kính.