Giải trí

Hé lộ nguyên do Bạch Long Mã không có pháp danh, đa số người xem Tây Du Ký đều không biết!

Hé lộ nguyên do Bạch Long Mã không có pháp danh, đa số người xem Tây Du Ký đều không biết!

Trong Tây Du Ký, Bạch Long Mã cũng được xem là tuyến nhân vật chính của phim nhưng lại khá mờ nhạt vì hiếm khi... nói chuyện. Tuy nhiên, Bạch Long Mã cũng nhiều lần cứu giúp sư phụ, hết lòng phò trợ Đường Tăng đi thỉnh kinh, ấy vậy mà đến cả pháp danh Bạch Long Mã cũng không có, vì sao lại thế?

Từ Bồ Tát cho đến Đường Tăng, ai cũng đặt pháp danh cho Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh nhưng đến Bạch Long Mã thì lại bỏ qua. Về phía Đường Tăng, nguyên do là bởi ngài không hề biết rõ lai lịch của con rồng đã ăn thịt ngựa của mình rồi được Bồ Tát hóa thành con ngựa trắng thế chỗ con ngựa cũ. Do đó rất khó để đưa ra pháp danh phù hợp. 

Về phía Bồ Tát, ngài không đặt pháp danh cho Bạch Long Mã là vì 2 nguyên nhân. Thứ nhất là bởi Bạch Long Mã phạm tội nặng, việc con trai Long Vương được cho phép cùng đi thỉnh kinh với 4 thầy trò Đường Tăng chính là một đặc ân, "phao cứu sinh" khỏi án tử. Việc hoàn thành nhiệm vụ đi Tây Trúc chỉ là giúp Bạch Long Mã xóa đi tội danh trong quá khứ. Còn chuyện ban cho pháp danh sau đó phải phụ thuộc vào Như Lai Phật Tổ và Ngọc Hoàng - 2 người mà Quan Âm Bồ Tát không thể "vượt quyền". 

Lý do thứ hai chính là vì Quan Âm Bồ Tát biết chắc chắn là Bạch Long Mã sẽ vượt qua mọi thử thách để “hóa đặng mình vàng” - giữ vai trò quan trọng cũng như có được phật tước cao. Qủa thực sau này khi cùng 4 thầy trò Đường Tăng đến được Tây Trúc thỉnh kinh thì Bạch Long Mã đã được Như Lai Phật Tổ phong làm “Thiên Long Bát Bộ”. Theo như kinh Phật thì Thiên, Long, Dạ xoa, Càn Thát bà, A tu la, Ca Lầu la, Khẩn Na la, Ma Hầu La già, là 8 bộ đại diện cho những thiên thần phát tâm quy y Phật bảo, Pháp bảo và hộ trì Phật pháp, giúp cho chánh pháp nhiệm mầu được phát triển, trường tồn, bất hoại. Vì bộ bộ Thiên, Long đứng đầu trong tám bộ nên Bạch Long chính là nhân vật đứng đầu chư Thiên.

 

Bí ẩn phế đô cổ xưa có từ thời ông nội vua Hùng, là biểu tượng nổi tiếng nhất của xứ Nghệ

Đây có thể coi là phế đô đầu tiên của Việt Nam. Nơi này nổi tiếng linh thiêng và là biểu tượng của xứ Nghệ (Nghệ An và Hà Tĩnh).