Giải trí

Bà Sương Nguyệt Anh - người phụ nữ được Google Doodle tôn vinh vào ngày 1/2 là ai?

Bà Sương Nguyệt Anh - người phụ nữ được Google Doodle tôn vinh vào ngày 1/2 là ai?

 

Ngày 1/2/2023, cái tên Sương Nguyệt Anh bất ngờ thu hút sự quan tâm lớn khi được Google Doodle tôn vinh là nữ tổng biên tập đầu tiên của tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam. Người phụ nữ này có thân thế, sự nghiệp ra sao là điều mà rất nhiều người tò mò, muốn tìm hiểu.

Tiểu sử

suongnguyetanh2-1675237184.jpg
Bà Sương Nguyệt Anh được Google Doodle tôn vinh vào đúng ngày sinh nhật 1/2

Bà Sương Nguyệt Anh (1/2/1864 - 20/1/1921) tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê, thường được người trong họ gọi là bà Năm vì là con thứ 4 của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu) và bà Lê Thị Điền. Sinh ra tại làng An Bình Đông, nay là xã An Đức, Ba Tri, Bến Tre, trong một gia đình có truyền thống thơ văn, bà Năm từ nhỏ cùng chị gái Nguyễn Thị Xuyến được cha truyền dạy nên giỏi cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Người trong vùng ca ngợi cả hai là Nhị Kiều vì lớn lên vừa xinh đẹp lại có tài chữ nghĩa.

Sau khi cha mất vào năm 1888, bà Sương Nguyệt Anh được tri phủ Ba Tường đến hỏi bà làm vợ nhưng bị từ chối. Thẹn quá hóa giận, y cố tìm cách hãm hại bà Năm, ép bà và gia đình anh trai Nguyễn Đình Chúc phải chuyển sang Cái Nứa (Mỹ Tho) rồi dời về Rạch Miễu ở nhờ nhà ông nghè Trương Văn Mân. Lần trốn tránh này cũng đã se duyên cho bà với một phó tổng sở tại góa vợ tên Nguyễn Công Tính. Ngày vui ngắn chẳng tày gang, sau khi con gái của bà với ông Nguyễn Công Tính là Nguyễn Thị Vinh được 2 tuổi thì chồng mất. Bà Nguyệt Anh quyết thủ tiết nuôi con, kiếm sống bằng việc mở trường dạy chữ Nho. Cuộc hôn nhân ngắn ngủi cũng là nguyên do bà lấy bút danh Sương Nguyệt Anh có ý nghĩa "Góa phụ Nguyệt Anh". Ngoài ra, bà còn có nhiều bút hiệu khác như: Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh.

suongnguyetanh3-1675237184.jpg
Chân dung bà Sương Ngọc Anh hồi trẻ

Sự nghiệp

Bà Sương Nguyệt Anh là một người yêu nước nhiệt thành. Để hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu vào hững năm 1906-1908, bà sẵn lòng bán một phần điền sản và vận động quyên góp với mong muốn có thế đưa học sinh sang Nhật du học. Đến năm 1917, bà Năm được một nhóm chí sĩ ái quốc mời làm chủ bút tờ Nữ giới chung nghĩa là "tiếng chuông của nữ giới". Số đầu tiên ra mắt ngày 1/2/1918 với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội.

suongnguyetanh4-1675237184.jpg
 

Tuy nhiên, vì tầm ảnh hưởng của Nữ giới ngày càng lớn khiến mật thám Pháp e ngại nên sau hơn nửa năm ra mắt, tờ báo này đã bị đình bản. Trong khoảng thời gian đen tối của sự nghiệp, bà Năm còn nhận tin đau buồn hơn cả chính là cô con gái độc nhất qua đời sau khi sinh nở. Kể từ đó, sức khỏe bà cũng dần yếu đi và mắc bệnh về mắt. Nghe lời thầy thuốc, bà dẫn theo cháu ngoại trở về quê hương ở Mỹ Chánh Hoà (Ba Tri), ở nhờ nhà em út Nguyễn Đình Chiêm. Trớ trêu thay, dù được chạy chữa tận tình nhưng đôi mắt bà sau đó đã bị mù loà hẳn. Dù vậy, bà Sương Ngọc Anh vẫn dò dẫm bốc thuốc, dạy học và sáng tác thơ văn cho đến khi qua đời, hưởng thọ 58 tuổi. Mộ của bà ở Mỹ Nhơn đã được cải táng và dời về khu đền thờ và mộ Nguyễn Đình Chiểu ngày nay vào năm 1959.

Tác phẩm

Baf Sương Nguyệt Anh phần lớn viết thơ Nôm, theo thể Đường luật. Một số bài thơ của bà có thể kể đến như: Đoan Ngọ nhật điếu Khuất Nguyên, Tức sự, Chinh Phụ thi, Thưởng bạch Mai, Vịnh ni cô, vua Thành Thái vào Nam, Cảm tác khi lính Việt đi Âu chiến... Bên cạnh đó, bà cũng sáng tác một số bào vè như: Vè tiểu yêu, Vè Thầy Hỷ, Vè đánh đề...

 

Lí do khiến Google Doodle tôn vinh nhà thơ Sương Nguyệt Anh của Việt Nam

Ngày hôm nay (1/2), Google Doodle đã tôn vinh hình ảnh nữ nhà thờ Sương Nguyệt Anh – chủ tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam trên trang chủ của mình.