Nhịp sống số

Viết thư xác nhận phỏng vấn và những điều cần biết

Viết thư xác nhận phỏng vấn và những điều cần biết

Gửi thư xác nhận phỏng vấn sớm nhất có thể 

Trên thực tế, ứng viên nên gửi thư xác nhận phỏng vấn đến nhà tuyển dụng sớm nhất có thể. Nếu chần chừ hẹn qua ngày khác, đôi khi bạn sẽ quên mất việc trả lời này. Cũng có khi việc trả lời thư chậm trễ sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là một người thiếu nghiêm túc. Họ cho rằng bạn không hứng thú với vị trí công việc và có thể bạn sẽ vuột mất cơ hội nhận được việc tốt.

Trong trường hợp bạn nhận được lời mời phỏng vấn qua điện thoại, nếu nhà tuyển dụng có gửi kèm thêm các thông tin cơ bản của cuộc phỏng vấn qua email cho bạn, mặc dù đã trả lời nhà tuyển dụng trực tiếp qua điện thoại rồi, bạn vẫn nên trả lời email để họ biết rằng bạn đã nhận được thông tin mà họ cung cấp cũng như thể hiện thái độ lịch sự và tôn trọng. 

Ghi chú thêm họ và tên vào dòng tiêu đề của email trả lời

Khi tìm việc ở Bình Dương hoặc bất cứ nơi nào khác thì mỗi đợt tuyển dụng đều có rất nhiều ứng viên tham gia phỏng vấn. Do vậy, khi gửi thư xác nhận phỏng vấn, bạn nên ghi chú thêm họ và tên của mình ngay vào dòng tiêu đề để nhà tuyển dụng có thể biết bạn là ai ngay dù chỉ vừa đọc lướt qua email.

Thông thường, phần tiêu đề của một email trả lời thư mời phỏng vấn sẽ có cấu trúc: “Tên vị trí ứng tuyển công việc + tên của người tham gia phỏng vấn”. Sự cẩn thận và chu đáo này có thể giúp bạn dễ dàng “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng.

Xây dựng email xác nhận phỏng vấn đầy đủ các nội dung cơ bản

Một bức thư xác nhận phỏng vấn đúng chuẩn sẽ bao gồm những nội dung sau:

Lời chào: đây là nội dung bắt buộc phải có. Lời chào cần thiết cho cả các email phản hồi bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh.

Lý do viết thư: Nói thật ngắn gọn lý do vì sao bạn viết email này, cụ thể là bạn xác nhận rằng bản thân sẽ có mặt trong buổi phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Hãy nhắc lại thông tin về địa điểm và thời gian một lần nữa để đảm bảo sự chính xác.

Lời cảm ơn: Sự xuất hiện của lời cảm ơn sẽ cho thấy sự tôn trọng của bạn đối với nhà tuyển dụng, sự trân trọng của bạn đối với công việc mà bạn đang ứng tuyển. 

Chữ ký cuối thư: Gọi đơn giản là chữ ký, tuy nhiên, phần này bạn có thể cung cấp một số thông tin cá nhân cơ bản như họ và tên, địa chỉ, số điện thoại… Nếu chẳng may có vấn đề phát sinh trước cuộc phỏng vấn được hẹn, nhà tuyển dụng có thể tìm cách nhanh nhất và thuận tiện nhất để thông báo cho bạn. Nội dung này không bắt buộc phải có trong email, tuy nhiên nếu có, nó sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. 

Hỏi thêm về một số thông tin cần thiết

Ở một số buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên mang theo một số giấy tờ cần thiết. Do vậy, nếu email mời phỏng vấn không được đính kèm thêm những yêu cầu cụ thể, khi trả lời thư, bạn nên hỏi rõ những giấy tờ mà bạn cần mang theo khi có mặt. 

Sự chuẩn bị cẩn thận, chu đáo và kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn chính là một trong những điều có thể giúp bạn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. 

Nhận được thư mời phỏng vấn là một tín hiệu tốt, rất đáng mừng. Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu của chặng đường xin việc. Do vậy, khi viết thư xác nhận phỏng vấn, bạn cần lưu ý một số điều để có thể tạo được một email trả lời đúng chuẩn và chuyên nghiệp. Hy vọng với những gợi ý trên đây, bạn sẽ biết cách viết một email xác nhận phỏng vấn chuyên nghiệp và bước đầu tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 

Pha Lê

 

CEO timviec365.vn Trương Văn Trắc với câu chuyện tuyển dụng việc làm bất động sản

(Techz.vn) Được biết trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm có một “cây đa gạo cội” với rất nhiều thành công trong việc kết nối nhà tuyển dụng và người tìm việc, mang đến hàng ngàn cơ hội công việc mỗi năm cho ứng viên và cung cấp cho các doanh nghiệp lớn nhỏ trong cả nước những đội ngũ nhân viên chất lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Không ai khác, “cây đa gạo cội” ấy chính là vị CEO đáng kính Trương Văn Trắc - người sáng lập nên Công ty Cổ phần Thanh toán Hưng Hà và website timviec365.vn.