Smartphone

Thị trường viễn thông sắp trở về thời độc quyền?

Thị trường viễn thông sắp trở về thời độc quyền?

Với chiến lược sáp nhập, có thể sẽ chỉ còn hai mạng viễn thông cực lớn chi phối thị trường. Các mạng nhỏ phải đối mặt với khó khăn rất lớn và hiện không còn “cửa” cạnh tranh nào ngoài các chiến dịch giảm giá cước, khuyến mãi mạnh nhằm chia nhau thị phần ít ỏi.EVN Telecom đã chính thức sáp nhập về Viettel, Tập đoàn quân đội này đang gấp rút triển khai kế hoạch phát triển “thành viên mới”. Theo tính toán của chuyên gia với phần băng tần 3G có thêm từ EVN Telecom nhà mạng này sẽ chiếm gần 50% tổng quỹ tần số 3G của quốc gia. Trước áp lực này VNPT cũng đang tiến hành cơ cấu lại doanh nghiệp theo hướng đề nghị sáp nhập hai mạng di động MobiFone và Vinaphone với nhau.  Nếu phương án này được thực thi, trên thị trường sẽ chỉ còn hai “ông lớn” chiếm ưu thế tuyệt đối là Viettel và VNPT.

Trước những sự kiện đã và đang diễn ra, chuyên gia thị trường đưa ra cảnh báo, không loại trừ trường hợp 2 “ông lớn” này sẽ “bắt tay” nhau tìm cách đè bẹp các mạng di động nhỏ còn lại với những ưu thế của kẻ mạnh. Kết quả, thị trường viễn thông rất có thể sẽ quay trở lại thời độc quyền đã từng diễn ra những năm trước và đối tượng chịu thiệt thòi chính là người tiêu dùng.

Mạng viễn thông nhỏ sẽ ngày càng khó khăn trước sức ép của những mạng lớn. (Ảnh minh họa)

 

Khá lạc quan trước những thông tin bất lợi cho sự phát triển của những mạng di động nhỏ, ông Michael Cluzel, Tổng giám đốc của Beeline Việt Nam cho rằng: Trong trường hợp trên thị trường chỉ còn 2 “ông lớn” ắt “cuộc chiến” sẽ dành cho những đối thủ ngang sức với nhau ở sân riêng. Còn các mạng nhỏ sẽ phải tìm cho mình đường đi riêng, hay nói cách khác vẫn sẽ là những cuộc đua của các mạng nhỏ ở những phân khúc thị trường còn có thể phát triển thêm, cụ thể là phát triên thêm thuê bao 2G. Tổng giám đốc của Beeline cũng khẳng định, với nguồn vốn đã được cam kết, ông này đang vạch ra chiến lược để đưa mạng di động này đứng đầu trong số các mạng nhỏ trên thị trường Việt Nam.

Chuyên gia thị trường thì đưa ra nhận định, muốn phát triển ở thời điểm này, các "tiểu gia" di động không còn “cửa” cạnh tranh nào ngoài việc giảm giá cước và tung ra những “chiêu” khuyến mãi hấp dẫn nhằm phát triển thêm trên nền tảng thị phần ít ỏi còn lại.

Trước đó, khi cuộc tranh mua EVN Telecom chưa có quyết định chính thức, Giám đốc Hutchison Telecom - đối tác của Hanoi Telecom đã từng gửi công văn “kêu cứu” lên Chính phủ với nội dung, trong trường hợp chỉ còn lại một nửa giấy phép sử dụng dải băng tần 3G, VietnamMobile sẽ gần như bị “khai tử” trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra trên thị trường viễn thông hiện nay.

Dù vậy, khi tương lai của EVN Telecom đã được quyết định, mạng VietnamMobile cũng đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ 3G, nhằm giữ chân khách hàng. Mới đây nhất, mạng này đưa ra một chương trình khuyến mại với tổng số giá trị giải thưởng lên tới 1 tỷ đồng.

Thoát hiểm ở phút cuối, Beeline đã được Bộ Thông tin - Truyền thông cho phép tung ra thị trường gói cước “Tỷ phú 2”. Chiến lược kinh doanh của mạng di động này vẫn là hạ giá cước, đặc biệt là cước nội mạng. Theo đó, người dùng gói cước mới của Beeline cũng được hưởng 1 tỷ đồng trong tài khoản gọi nội mạng. Điểm khác biệt trong chiến dịch này là thay vì nạp tiền hàng tháng, thuê bao chỉ cần phát sinh cước nội mạng theo ngày cũng sẽ được hưởng quyền lợi. Ngoài ra, gói cước tỷ phú 2 sẽ áp dụng giá cước ngoại mạng là 1.350 đồng/ phút, SMS nội mạng 250 đồng và SMS ngoại mạng 350 đồng. Trước đó, với gói cước Tỷ phú 1, trung bình mỗi ngày Beeline đạt tốc độ tăng trưởng tương đương gần 400%.

Hiện chỉ còn “tiểu gia” S-Fone, mạng di động CDMA vẫn im hơi lặng tiếng khi thị trường viễn thông đang có dấu hiệu biến động mạnh. Đã có những tiên liệu xấu về tương lại của mạng di động này