Nhịp sống số

Những bức hình nguy hiểm qua lời kể nhiếp ảnh gia

Những bức hình nguy hiểm qua lời kể nhiếp ảnh gia

1. Hàm cá mập


Bên trong một lồng thép bên dưới mặt biển, nhiếp ảnh gia Amos Nachoum đã sử dụng chiếc máy ảnh Canon EOS-1v với ống kính 15mm f/2.8L Canon EF Fisheye để chụp lại bức ảnh có một không hai này.

 

Nachoum nhớ lại: Tại một hệ thống nhà nổi phục vụ cho các thợ lặn tại Gansbaai, Nam Phi, chàng nhiếp ảnh gia cùng chiếc máy ảnh nằm sấp ở lưng chừng mặt nước. Phía trên là chuyên viên hướng dẫn lặn đang giữ nhiếp ảnh gia nhờ vào chiếc thắt lưng đặc biệt mà Nachoum đang đeo.

 

“Chúng tôi thả mồi để thu hút con cá, một thợ lặn chuyên nghiệp khác được giao nhiệm vụ đưa miếng mồi này ra xa khu vực lồng thép để có thể tạo ra góc chụp hàm chú cá mập đẹp nhất. Một lát sau, con cá mập trắng bắt đầu bơi với vận tốc tối đa về phía miếng mồi, há miệng, và… đớp trượt. Ngay lập tức nó khép miệng, nhưng thật không may, nó lại vướng vào chướng ngại duy nhất phái trước nó: Căn lồng thép”.

 

Trong khi đó, chuyên viên lặn, thay vì để ý tới kết quả của buổi chụp hình, lại chỉ quan tâm tới sự an toàn của Nachoum. Anh cố gắng kéo nhiếp ảnh gia cùng lồng thép lên, tuy nhiên nó đã bị kẹt vì hàm của con cá mập. “Sau đó, chuyên viên lặn thả tôi chìm xuống một chút và con cá mới thoát khỏi tình thế bị kẹt vào chiếc lồng sắt. Trong lúc anh ta giúp tôi, tôi dùng hết sức bình sinh để bấm nút chụp liên tiếp. Và các bạn biết không? Tấm ảnh đầu tiên trong khảng thời gian ấy hóa ra lại là tấm ảnh tuyệt nhất”.

 

Tấm ảnh được đề cập ở trên sau này được sử dụng như một tấm hình quảng cáo cho kênh truyền hình Discovery Channel.

 

2. Đầm lầy, mồ hôi và nỗi sợ hãi

 

Để ghi lại khoảnh khắc này, nhiếp ảnh gia PeterMcBride đã sử dụng combo Nikon D300 cùng ống fisheye Tokina 10–17mm f/3.5–4.5 AT-X ở chế độ 1/50 sec, f/6.3, ISO 800.

 

Trông Ed Stafford, người đầu tiên đi bộ hết chiều dài con sông Amazon, và cũng là nhân vật chính trong bức ảnh, có vẻ khá sợ hãi. Tuy nhiên sự sợ hãi là hoàn toàn chính đáng. McBride cho biết: “Lúc đó đoàn thám hiểm đang trên ở trong một khu vực bị nước ngập hoàn toàn trong rừng. Chúng tôi đã phải dò dẫm đường đi, với hy vọng tìm thấy khu vực khô ráo. Thế nhưng chúng tôi đã mất khoảng 5 đến 6 giờ chỉ loanh quanh trong vùng ngập nước ấy. Ed cũng như chúng tôi rõ ràng là rất muốn thoát khỏi đó, vì bạn sẽ không hề muốn đụng độ với rắn nước, cá chình điện trong rừng. Chưa kể, bùn lầy phía dưới khiến cho mặt nước tối như hũ nút, và những gốc cây đầy gai có thể ở khắp mọi nơi. Lúc ấy, cảm nhận của tôi giống như việc phải đi qua một khu đầm lầy tối tăm đáng sợ trong những cơn ác mộng thời niên thiếu”.

 

Chỉ vài phút sau khi bức hình này được chụp, một thành viên trong đoàn thám hiểm (sau này) mới cho McBride biết rằng có một con cá chình điện đã cuốn quanh cẳng chân của anh. Con cá này có khả năng tạo ra dòng điện khiến một người khỏe mạnh ngất đi, và trong trường hợp này có thể dẫn đến chết đuối. “Nếu như tôi biết nó ở đó, hẳn là tôi đã chết khiếp”.

 

3. Cách mặt đất 2.000 mét

 

Bức ảnh này được Tyler Stableford ghi lại qua chiếc Canon EOS 5D Mark II với ống kính 15mm f/2.8 Canon EF Fisheye ở chế độ 1/800 sec at f/6.3, ISO 200.

 

Trong mọt buổi chụp hình cho tờ 5280, một tờ tạp chí địa phương tại Denver, Mỹ, Tyler Stableford đã leo lên ghế sau của một chiếc máy bay phản lực F-16D c&ugugrave;ng đại úy không quân TenEyck LaTourrette thuộc đơn vị không quân số 120, Air National Guard. Trước đó, Stableford đã có nhiều buổi chụp hình quân sự, tuy nhiên đây là lần đầu tiên anh tác nghiệp bên trong một chiếc phản lực chiến đấu. “Hôm đó tôi mang tất cả 3 body và lens”. Stableford cho biết:

 

“Mọi thiết bị bên trong buồng lái đều hoạt động, vì thế tôi không thể sử dụng dây đeo của máy ảnh, nó sẽ có thể ảnh hưởng tới việc lái của viên phi công. Tôi đã phải bỏ 2 chiếc máy vào trong balô ở bên hông trái, và chỉ sử dụng chiếc 5D Mark II trong suốt quá trình bay. Một tín hiệu tốt đến với tôi vào lúc đó, là sau khi máy bay cất cánh, tôi không hề bị ngất đi (hiện tượng xảy ra do áp suất và các điều kiện bên trong buồng lái máy bay thay đổi đột ngột khi cất cánh) khi đang cầm chiếc máy ảnh trên tay. Trọng lực vào thời điểm đó đã khiến cho trọng lượng chiếc 5D tăng lên nhiều lần, và một khi nó vuột khỏi tay, chắc chắn cả tôi lẫn LaTourrette đều sẽ gặp nguy hiểm”.

 

4. Lưng chừng vách đá

 

Để ghi lại pô hình liều mạng này, Boone Speed đã nhờ tới sự trợ giúp của Canon EOS-1D Mark III với ống kính 70–200mm f/2.8L Canon EF, 1/500 sec, ISO 2000.

 

Hãy chú ý, Speed đang chụp nhà leo núi Chris Sharma tại Red River George, Kentucky. Tuy nhiên để đứng phía trên Sharma, Speed không hề nhờ đến bất kỳ chiếc trực thăng nào (nếu có, nó hẳn sẽ không có mặt trong bảng danh sách của chúng ta). Một điều cần giới thiệu nữa, đó là bản thân Boone Speed cũng là một vận động viên leo núi có đẳng cấp. “Khi đó, Chris leo lên phần dây tôi đã đánh dấu như một bài khởi động ấm người”.

 

“Sau đó tôi kéo đoạn dây này lên và dùng một sợi dây khác để kéo mình lên vị trí cần thiết để chụp lại Chris. Chúng tôi phối hợp khá ăn ý và chỉ sau nửa giờ, vách núi đã bị khuất phục”.

 

Chia sẻ với PopPhoto, Speed cho biết khoảnh khắc đáng sợ nhất của anh: “Khi một mảnh đá lớn rơi gần bạn, bạn sẽ có cảm giác ‘ơn Chúa, may mà nó không trúng mình’. Tuy nhiên đối với chúng tôi, không hề có thời gian để sợ hãi. Mắt bạn phải liên tục tập trung vào vị trí hiện tại, cũng như tìm điểm đáp kế tiếp. Thời khắc đáng sợ nhất đối với chúng tôi là khi một trận bão tuyết có dấu hiệu hình thành, hay mặt trời mọc và biến những rặng núi băng chảy ra thành nước”.