Nhịp sống số

Ngành truyền thông liệu có thể thoát được lệ thuộc vào bán quảng cáo?

Ngành truyền thông liệu có thể thoát được lệ thuộc vào bán quảng cáo?
Cuộc chạy đua visit của ngành truyền thông quá lệ thuộc vào bán quảng cáo ngày càng khốc liệt và mệt mỏi.

Khi trào lưu truy cập web bùng nổ vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, ai đó đã nói rằng Web sẽ thay đổi cách người ta làm việc. Các banner quảng cáo đã từng treo khắp mạng Internet với nội dung: Làm việc tại nhà và biến máy tính của bạn thành tiền. Hãy gọi cho tôi! Thế hệ tương lại của nước Mỹ có thể làm theo cách của họ.

Cuối cùng mọi việc cũng không đi theo hướng đó. Có chăng, công nghệ số đã áp đảo ngược lại những người đã tìm cách chế ngự nó. Web có thể là một công nghệ kỳ diệu nhưng phần lớn với những người sống nhờ web, nó cũng chẳng khác gì một guồng quay bất tận, có điều ở tốc độ kinh hoàng của Internet thời nay.

Brian Lam - Ảnh: Kent Nishimura - The New York Times

Brian Lam là người vừa đạt đến đỉnh cao vừa là nạn nhân của Web. Sau khi thực tập tại tạp chí Wired, anh đã trở thành biên tập viên của Gizmodo, blog chuyên về thiết bị công nghệ của Gawker Media. Vốn là võ sỹ quyền Thái thực thụ, anh áp dụng các ngón đòn vào việc tập trung quyết liệt copy bài viết ngắn vừa đủ để tăng lượng truy cập cho trang web. Kết quả là Gizmodo tăng trưởng từ 13 triệu đến 180 triệu lượt xem trong vòng 5 năm Lam làm việc ở Gizmodo.

Lam và những tay viết của mình đưa tin mới nóng hổi, "quăng bom" vào đủ mọi đề tài với những bài viết copy cứng rắn đầy khiêu khích. Và đình đám là vụ ăn cắp bản mẫu iPhone 4 đã khiến các lực lượng thực thi pháp luật phải vào cuộc. Lam thường xuyên phải qua lại San Francisco đầy căng thẳng.

Và cuối cùng, Lam cảm thấy kiệt quệ ở tuổi 34. Anh yêu biển cả nhưng cuộc sống số khốc liệt cuốn anh vào khiến chiếc ván lướt sóng của anh chỉ còn biết bám bụi trong kho. "Tôi dần trở nên ghét Web, ghét việc đi săn đuổi những bài viết mới hay viết lại bài người khác chỉ để kiếm truy cập". Lam thổ lộ. "Con người không nên sống như robot".

Chính vì vậy, Lam bỏ việc ở Gizmodo, và mặc dù nhận được khá nhiều lời mời hậu hĩnh nhưng Lam kiên quyết không làm gì cả. Anh bán xe, sống nhà thuê, dành thời gian nghiền ngẫm và quyết định chuyển tới Hawaii vì anh thích lướt sóng.

Đây chính là điểm mấu chốt trong những câu chuyện chúng ta thường thấy về dân công nghệ chuyển sang xa lánh công nghệ.

Mèo vẫn hoàn mèo, một tay viết công nghệ kỳ cựu như Lam không thể ngồi yên nên anh quyết định tự mở công ty riêng nơi anh có thể chủ động vận hành nó.

Vấn đề là ngày nay, mô hình kinh doanh của truyền thông dựa vào bán quảng cáo vẫn phụ thuộc vào quy mô và lượng truy cập. Thành công trong truyền thông online thường đòi hỏi phải liên tục đưa tin bài để thu hút độc giả. Lam biết điều đó sẽ dẫn đến đâu.

Cùng với những người bạn, bao gồm cả Brian X. Chen, người đang làm việc tại New York Times, Lam đã mở ra một trang riêng theo ý mình về thiết bị công nghệ. Nhưng thay vì săn đuổi từng góc cạnh trong mảng tin công nghệ, anh xây dựng The Wirecutter, một trang giới thiệu đồ công nghệ với chỉ 6-12 bài viết một tháng, thay vì một ngày. The Wirecutter bắt đầu hợp tác với The Awl, một mạng lưới các blog được sáng lập bởi 2 cựu nhân viên của Gawker Media: Choire Sicha và Alex Banlk.

Trong khi có rất nhiều trang công nghệ tìm cách đánh giá và so sánh các sản phẩm tự chôn mình trong biển các bài viết, Lam và cộng sự làm việc tự do quyết định dựa chủ yếu vào những bài đánh giá sâu sắc của một vài dòng sản phẩm chuyên biệt.

Với những ý kiến chuyên gia, tổng hợp đánh giá và những nghiên cứu cá nhân, họ giới thiệu từng sản phẩm một trong từng dòng một. Không có những bảng xếp hạng phức tạp hay phân tích rối rắm trong cả một mảng rộng lớn. Nếu bạn muốn một tai nghe trong hay một con robot đồ chơi, The Wirecutter sẽ giới thiệu cho bạn 1 sản phẩm và chỉ vậy mà thôi.

"Tôi đã quá mệt mỏi với việc viết những bài mà chỉ sau 3 giờ có thể vứt đi". Lam cho biết. "Tôi muốn nội dung lúc nào cũng tươi mới và không phải cập nhật liên tục để kiếm traffic. Tôi muốn xuất bản những nội dung thật sự hữu dụng.

The Wirecutter ra đời, Lam từ chối nhận đầu tư ngoài. "Nếu bạn nhận tiền, bạn sẽ phải chịu áp lực tăng trưởng về quy mô mà tôi thì không muốn làm thế" Anh cho biết.

Giao diện sạch sẽ, đơn giản không bị chia ô như các trang tin tức. The Wirecutter chỉ mới có chưa đầy 350.000 lượt người truy cập một tháng ở cái thời chẳng ai muốn mua quảng cáo ở một trang có ít hơn 20 triệu lượt người truy cập.

Nhưng The Wirecutter không lệ thuộc vào bán quảng cáo. Phần lớn doanh thu của trang web đến từ phí trả khi giới thiệu liên kết mua sản phẩm, phẩn lớn từ là Amazon. Khi giá bán quảng cáo liên tục giảm mạnh thì phí giới thiệu liên kết biết đâu có thể đủ nuôi sống ngành truyền thông?

"Brian thấu hiểu một thế giới ồn ã và thay đổi chóng mặt này, anh ý đã từ bỏ nó, làm mọi thứ thật chậm rãi và đúng đắn". Sicha cho biết. "Và bằng việc đối mặt với vấn đề thực sự của bạn đọc, anh ý không cần phải có những con số giật gân. Người ta đến đây đọc và mua sắm."

Thực tế thì 10-20% lượng truy cập bấm vào liên kết giới thiệu mua hàng, một tỷ lệ có thể khiến bất cứ nhà bán quảng cáo nào thèm thuồng. Lam chắc chắn chẳng phải người phát minh ra mô hình này. Thế giới web đầy rẫy những trang web sống nhờ giới thiệu liên kết trả phí từ bán thú cưng đến dụng cụ cắm trại. Rất nhiều công ty sẵn sàng chi trả cho những lời giới thiệu như này ví dụ như eBay, Half.com thậm chí là những nhà bán lẻ lớn như Gap hay Old Navy. Một mô hình kinh doanh vốn dựa vào spam dần trở lên chính thống.

Với các công ty khởi nghiệp nhỏ như Wirecutter, thật rủi ro khi dựa vào một công ty duy nhất, nhưng Amazon dường như không muốn gây khó dễ gì cho mô khá hình thành công này.

"Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ để mang đến cho những nhà sản xuất nội dung đủ mọi quy mô những công cụ có thể kết hợp với Amazon". Steve Shurre, phó chủ tịch Amazon phụ trách tiếp thị toàn cầu cho biết.

Nhưng rõ ràng không chỉ những trang tin nhỏ bé vào cuộc. Good Housekeeping cũng có liên kết giới thiệu về Amazon và Gawker Media, công ty cũ của Lam cũng đang xây dựng doanh thu dựa trên liên kết giới thiệu vào năm tới. Kevin Kelly, cựu biên tập của the Whole Earth Catalog hiện đang làm việc ở Wired có một trang web tên là Cool Tools, chuẩn bị đón tuổi lên 10 cho hay: "Nguồn thu đến từ giới thiệu liên kết của Cool Tools cao gấp 6 lần từ bán quảng cáo. Một phần sự hấp dẫn của những trang như Cool Tools hay trang của Lam đó là nó được chọn lọc tinh túy và là một người bạn tin cậy của độc giả. Bạn không phải vật lộn giữa một mớ thông tin, đơn giản chỉ là những gì bạn cần phải biết."

Doanh thu của Lam kiếm được vẫn thấp, khoảng 50.000 USD 1 tháng nhưng tăng trưởng gấp đôi sau mỗi tháng, đủ để anh trả lương cho các nhân viên tự do của mình, đầu tư thêm vào trang web và để anh vui thú lướt sóng. Giờ là lúc anh có thời gian để làm việc anh yêu thích, sống đúng với giấc mơ thuở ban đầu của Web: làm việc tại nhà, với bạn bè, tạo ra thứ gì đó tiết kiệm thời gian, tiền bạc và giúp ích cho người khác.

"Tôi không muốn giống một gã lập dị về vấn đề này, nhưng lướt sóng sẽ thật tệ nếu có quá nhiều cơn sóng hỗn loạn". Anh nói. "Chúng tôi không quá quan tâm đến lượng truy cập, theo một chừng mực nào đó và chúng tôi sẽ tăng trưởng theo thời gian. Mà kể cả không tăng trưởng chăng nữa thì cũng chẳng vấn đề gì với tôi cả."

Xem thêm thu phi doc bao

Tham khảo NYTimes/Pandora.vn