Nhịp sống số

Michael Dell: HP rao bán mảng PC không phải là một ý kiến hay!

Michael Dell: HP rao bán mảng PC không phải là một ý kiến hay!
id="post_message_11240256">

Dell và HP là đối thủ lâu năm của nhau trên thị trường máy tính PC. Tuy nhiên, trước tình hình HP đang có ý định phân chia mảng sản xuất máy tính PC thì Michael Dell - giám đốc điều hành Dell Inc lại tỏ một thái độ phản đối thay vì vui mừng khi loại bỏ một đối thủ nặng kí. Dell cho rằng kế hoạch của HP không mang lại lợi ích và mới đây, ông đã gởi đến HP một thông điệp nhằm giúp HP đưa ra quyết định đúng đắn của mình.

Tuần qua, Dell đã tổ chức hội nghị người dùng doanh nghiệp đầu tiên trong đó đề cập đến nhiều vấn đề, đáng chú ý là kế hoạch tăng cường sức mạnh của nền tảng x86 để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao và bài giới thiệu tổng quát về hệ điều hành Windows 8 do CEO của Microsoft - Steve Ballmer thực hiện.

Tuy nhiên, xuyên suốt sự kiện, các bên đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến tình hình của HP và sự cân nhắc của công ty trước 2 khả năng chuyển đổi hay bán lại bộ phận máy tính cá nhân.

Chắn chắn rằng, Dell sẽ là người được lợi từ vấn đề của HP bởi kết quả từ cuộc khảo sát gần đây dựa trên một bộ phận khách hàng doanh nghiệp của HP cho thấy niềm tin của họ và công ty đang dần bị lung lay. Mặc dù vậy, đặt mọi thứ sang một bên, hôm thứ 4 vừa qua, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Dell Inc. - Michael Dell đã đưa ra hàng loạt lý do nhằm chứng tỏ rằng việc bán lại bộ phận máy tính không phải là một ý kiến hay.

Đầu tiên, ông nhấn mạnh: thị trường PC đang tăng trưởng!

Trên thế giới, có khoảng 1,5 tỉ máy tính và con số này sẽ tăng lên 2 tỉ trong vài năm nữa, "vì vậy, đây là một thị trường đang tăng trưởng". Hơn nữa, Dell cho biết điện thoại thông minh và máy tính bảng "đang bổ sung cho máy tính PC." "Chúng ta có thể thấy các khách hàng vẫn tiếp tục sử dụng máy tính với vai trò là giải pháp tổng thể."

Thứ 2, ông cho rằng việc loại bỏ bộ phận máy tính PC sẽ dẫn đến tình trạng sụt giảm sức mua:

Dell nói: "Vẫn có rất nhiều lý do về kinh tế liên quan đến ngành kinh doanh của công ty." Các thiết bị cho người dùng cuối chiếm phần lớn nhu cầu linh kiện. Một ví dụ, khoảng 95% ổ cứng được sản xuất trên thế giới đều được trang bị cho máy tính, phần còn lại thuộc về các máy trạm và máy chủ lưu trữ, tương tự với vi xử lý và bộ nhớ RAM. Do đó, nếu đứng về quan điểm chi phí thì bạn (HP) có thể có được tỉ trọng rất lớn, Dell nói.

Thứ 3, việc cắt giảm bộ phận kinh doanh PC chẳng khác gì cưa bớt chân của một chiếc ghế:

Dell giải thích: "Chúng tôi (Dell) biết rằng từ trước đến nay luôn có một sự liên kết lớn giữa thiết bị này với các thiết bị khác." Ông nhấn mạnh việc Dell bán các sản phẩm lưu trữ, các công cụ quản lý và các hệ thống khác. Và nền tảng của ngành kinh doanh này đối với Dell là khách hàng doanh nghiệp.

Charles King, một nhà phân tích đến từ Pund-IT cho biết Dell đã phát biểu như một người đang "nắm rõ khả năng điều chỉnh, hạ giá thành sản xuất, linh kiện và cách tiết kiệm trên mỗi dollar bỏ ra."

Trong báo cáo khảo sát "nghiên cứu về ngành kinh doanh công nghệ" do Dell công bố, 46% trong 130 khách hàng doanh nghiệp (quy mô tối thiểu 500 nhân công) của HP cho biết "họ giờ đây ít muốn chi trả cho các sản phẩm và dịch vụ của HP."

Phản hồi trước công bố mới nhất từ Dell, HP trong một thông cáo mới đây nhấn mạnh rằng "HP vẫn tiếp tục xây dựng nền móng là nhà sản xuất dẫn đầu thị trường về các sản phẩm máy trạm, thiết bị lưu trữ, hệ thống mạng, máy in, máy tính PC, phần mềm và dịch vụ nhằm mang lại giá trị cao hơn và tạo nhiều mối quan hệ mang tính chiến lược hơn với người dùng."

Về khả năng chuyển đổi bộ phận máy tính cá nhân, HP cho biết: "Ban lãnh đạo của chúng tôi đang tập trung hoàn tất phân tích vấn đề càng nhanh và càng chính xác càng tốt. Chúng tôi sẽ thông báo trong thời gian sớm nhất."

Theo 2 công ty nghiên cứu thị trường IDC và Gartner, tính đến nay thì HP vẫn chưa vấp phải khó khăn trong việc bán ra sản phẩm PC. Theo báo cáo doanh số bán ra máy tính PC trên toàn cầu trong quý 3, Gartner và IDC cho biết HP vẫn nắm vững vị trí dẫn đầu trên thị trường PC với mức tăng trưởng mạnh.

Trong bản báo cáo, IDC ghi rõ rằng HP mặc dù đang bị chỉ trích vì những sai lầm trong công tác quản lý và bị ảnh hưởng bởi sự giảm sút về nhu cầu tiêu dùng trên nhiều khu vực nhưng dù gì thì công ty cũng đã vượt qua tốc độ tăng trưởng trên tổng thị trường.

Cả IDC và Gartner đều đặt tỉ lệ tăng trưởng về doanh số của HP tăng 5,3% so với quý 2 trong khi Dell lại giảm. Theo IDC thì Dell giảm 1,6% trong khi Gartner là 1,4%. IDC dự đoán thị phần của HP sẽ là 18,1% và cho biết Lenovo với thị phần 13,7% đã chính thức vượt mặt Dell (12%) để trở thành nhà sản xuất máy tính PC lớn thứ 2 thế giới.