Đánh giá laptop

Đánh giá Samsung Focus S: đáng để thử nếu bạn có ý định dùng Windows Phone

Đánh giá Samsung Focus S: đáng để thử nếu bạn có ý định dùng Windows Phone

Sự xuất hiện và ra mắt một cách dồn dập của rất nhiều thiết bị di động chạy trên nền tảng hệ điều hành mới Windows Phone 7.5 Mango, lần lượt từ Lumia 800, HTC Titan, HTC Radar rồi mới đây nhất là bộ đôi Focus Flash và Focus S của Samsung chưa phải là tất cả những bất ngờ mà hệ điều hành phiên bản Mango này hứa hẹn sẽ mang lại, nhất là đối với chúng ta, những kẻ mà đa số vẫn còn đang đắm chìm cùng những chiếc smartphone trong cơn lốc Android của mình. Samsung Focus S hoàn toàn không tồi nếu đem so sánh nó với những chiếc điện thoại khác cùng chạy trên nền tảng Mango. Chiếc điện thoại này chỉ có một số sự thay đổi nhỏ về kích thước bên ngoài nếu đem ra so sánh với người anh em song sinh của nó, chiếc Samsung Focus Flash. Ngoài một vẻ ngoài na ná Galaxy S ra thì liệu chiếc smartphone này còn có điểm gì nổi bật để có thể thực hiện dự định “phá đảo” thành công túi tiền của bạn? Và liệu đây có phải là sự lựa chọn hợp lý nếu bạn có ý định sở hữu cho mình một chiếc điện thoại chạy trên nền tảng Windows Phone? Có lẽ bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ phần nào giúp bạn đưa ra được câu trả lời.

  • Đánh giá Samsung Focus Flash: rẻ nhưng chất lượng
  • Cận cảnh Samsung Focus S chạy Windows Phone 7.5
  • Loạt 3 Wp7.5 của AT&T: Focus S, Focus Flash và HTC Titan

 

Phần cứng:

Nếu bạn đã từng sở hữu Galaxy S II thì có lẽ bạn sẽ có một cảm giác quen thuộc như ở nhà khi cầm trên tay chiếc điện thoại này. Về cơ bản, hình dáng bề ngoài của cả 2 chiếc điện thoại này đều cho ta có một cảm nhận dường như chúng được cắt ra từ một tầm nhựa khổ lớn, và nguyên liệu cấu thành nên chúng hoàn toàn là những sản phẩm nhân tạo được tổng hợp thành. Và Samsung Focus S cũng được sản xuất hướng theo mô típ những chiếc smartphone có khung viền làm từ nhựa tổng hợp màu đen bóng của Samsung trong thời gian gần đây.

Samsung cũng đã tiếp tục hướng sản xuất của mình khi giữ nguyên kết cấu của những chiếc smartphone đã thành công trước đó của nhà sản xuất này, đồng thời tạo cho Focus S có một vẻ ngoài bóng bẩy hơn so với các sản phẩm trước đó. Chính nhờ làm được điều này nên vẻ ngoài của Samsung Focus S khá là được lòng người dùng. Tuy nhiên cảm giác này sẽ biến mất ngay khi bạn gỡ lớp nắp nhựa ra khỏi vỏ sau của máy, lớp vỏ được làm bằng nhựa này cho thấy khả năng đàn hồi khá tốt tuy nhiên điều này không hẳn là một ưu điểm khi mà chỉ với một động tác bấm móng tay vào góc bên phải trên cùng của máy bạn sẽ cảm thấy ngay được điều mà chúng tôi đang muốn nói, đó là có vẻ như lớp nắp nhựa này tạo cho người dùng một cảm giác khá mong manh.

 

Cạnh phía bên trái của máy là nút điều chỉnh âm lượng, đó là 2 phím bấm được thiết kế thành một thanh liền. Di chuyển sang cạnh bên phải, bên sẽ nhìn thấy ở đó là phím nguồn cùng với một phím chuyên dụng để dành cho chụp ảnh, cũng giống như ở Focus Flash. Ban đầu bạn sẽ khá khó khăn với phím chụp ảnh này của Focus Flash khi mà nó tạo ra đôi chút sự đề kháng. Ở mặt sau của máy là camera 8 Mpx cùng với đèn Flash, Focus Flash cũng có một camera phụ ở mặt đằng trước máy dành cho nhu cầu thực hiện các cuộc gọi video call của người sử dụng với chất lượng khá tốt, lên tới 1.3 Mpx. Chiếc điện thoại này được nhà sản xuất cung cấp 2 cổng kết nối với bên ngoài, đó là jack 3.5 ở phía đầu trên và khe kết nối micro-USB ở cạnh dưới.

Jack tai nghe 3.5 ở cạnh trên

Nút nguồn ở cạnh trái

Phím tăng giảm âm lượng ở cạnh phải

Mic và khe cắm microUSB ở cạnh dưới

Mặt sau khá giống với Galaxy S II

Loa ngoài của máy

Samsung Focus S được trang bị công nghệ màn hình mới nhất của Samsung, công nghệ này cùng với kích thước màn hình siêu lớn 4.3 inch của máy sẽ cung cấp cho chúng ta những hình ảnh tuyệt vời tương tự như trên chiếc điện thoại cao cấp ra đời trước đó – chiếc Galaxy S II của Samsung. Màu sắc sinh động mà công nghệ màn hình này đem lại có thể cung cấp cho chúng ta những hình ảnh được mô tả một cách siêu thực. Ngay cả khi chúng ta đặt thiết lập ở chế độ sáng yếu nhất, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy được những hình ảnh trên máy dù có đang sử dụng máy ở ngoài trời, và khi chỉnh độ sáng của màn hình hiển thị lên mức độ cao nhất, thậm chí cả ánh nắng sa mạc cũng không thể ngăn cản ta sử dụng chú dế yêu của mình. Có thể bạn sẽ phàn nàn rằng “ Tại sao độ phân giản của máy chỉ ở mức 800*480 điểm ảnh”, nhưng với công nghệ màn hình AMOLED mới nhất được tích hợp trên Focus S như thế này, có lẽ câu hỏi đó của bạn chỉ là một hành động bới lông tìm vết. Dù có đôi chút thiếu sót khi độ phân giải của máy là không thực sự tương xứng nhưng tôi dám chắc rằng có rất nhiều người sẵn sàng đánh đổi vài dòng điểm ảnh để có thể tránh được sự xô lệch về màu sắc khi sử dụng ma trận PenTile.

Bên dưới màn hình cảm ứng là bộ ba phím bấm chức năng cũng giống như ở những chiếc smartphone khác, chỉ có điều có vẻ như đây là những phím cảm ứng điện dung tồi nhất trong những chiếc điện thoại mà tôi đã từng sử dụng. Vấn đề của nó cũng giống hệt vấn đề của những phím chức năng trên Focus Flash mà tôi đã từng đề cập. Đó là có vẻ như nó quá nhạy, chính điều này đã gây ra không ít sự khó chịu khi mà chúng ta có thể vô tình bị gián đoạn hành động của mình bất cứ lúc nào chỉ vì ta vô tình sượt qua những phím điện dung của máy.

Các phím chức năng của Android

Và với những cập nhật mới nhất từ phía nhà sản xuất mà chúng tôi nhận được, bộ nhớ trong của Focus S được hỗ trợ lên tới 16Gb. Tuy nhiên cũng giống như ở Focus Flash, Samsung không tích hợp khả năng lắp thêm thẻ nhớ cho thiết bị di động của mình.

Hiệu suất và hoạt động của pin:

Cung cấp năng lượng cho Focus S là bộ vi xử lý lõi đơn Snapdragon 1.4 GHz cùng với đó là bộ nhớ 512 Mb RAM tương tự như ở Focus Flash và Lumia 800. Chúng ta không nên quá đắn đo mong chờ nhiều về một sự cải tiến đáng kể ở phần cứng của máy bởi một lý do rất đơn giản những chiếc điện thoại chạy trên nền Windows Phone và mới nhất là phiên bản Mango không cần quá nhiều năng lượng để có thể hoạt động trơn tru. Vì thế nó thực sự không cần đến những vi xử lý đắt tiền lõi đôi hay lõi tứ, ít nhất là cho đến thời điểm này.

Với các thử nghiệm TestBench, điểm số trung bình mà Focus S đạt được là 91.54 không khác biệt là mấy so với Focus Flash ( 92.5 điểm ) tuy nhiên chênh lệch khá nhiều so với kết quả của Lumia 800 ( 86 điểm ) và tất nhiên là nó khó có cửa để so sánh với Titan ( 96 điểm ). Thử nghiệm với Sunspider cũng cho một kết quả tương tự khi với thời gian hoàn thành thử nghiệm 6.914 ms Focus S chỉ về đích chậm hơn một chút so với người anh em Focus Flash của nó ( 6.842 ms) và kết quả này hoàn toàn đủ để Focus S vượt mặt đối thủ Lumia (phải mất đến 7.200 ms mới hoàn thành xong dù chạy trên cùng thử nghiệm).

Pin với mức dung lượng 1650 mAh của Focus S không phải là quá lý tưởng nếu đem so sánh với những chiếc điện thoại khác cũng ở tầm giá 200$ như nó, tuy nhiên mức năng lượng này là vừa đủ để cho chiếc điện thoại này có thể hoạt động thoải mái trong vòng một ngày mà không có quá nhiều trở ngại gì.

Pin theo máy có dung lượng trung bình

Chúng tôi đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ về mức độ tiêu tốn pin của máy và kết quả thu được khá khả quan. Sau 12 giờ hoạt động hết công suất với đủ các ứng dụng từ nhắn tin, gửi và nhận email tới xem các đoạn clip trên Youtube và gắn chiếc điện thoại này vào xe như một vật chỉ đường để du ngoạn khắp thành phố máy vẫn còn tới 50% mức năng lượng. Việc sử hữu một vi xử lý lõi đơn không thể khiến cho chiếc điện thoại này có quyền hãnh diễn với phần cứng được tích hợp của mình, tuy nhiên, với nó, chiếc điện thoại này có thể hoạt động hết công suất cả ngày mà không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề năng lượng.

Tất nhiên phương thức để kiểm tra và tiến hành so sánh nhất mức độ tiêu tốn pin của những chiếc smartphone vẫn là những thử nghiệm với các trình Benchmark. Và với thử nghiệm này kết quả mà Focus S thu được thật sự làm hài lòng những người sở hữu nó khi nó có tồn tại được trong vòng 4 giờ và 24 phút hơn người anh em song sinh Focus Flash của nó hẳn 1 giờ và thậm chí nó còn vượt lên trên Lumia 800 hay HTC Titan đến cả tiếng.

Camera:


Chiếc máy ảnh chính được trang bị trên Focus S được hỗ trợ lên tới 8 Mpx cùng với một đèn Flash được bố trí ở sát cạnh bên. Nếu nói rằng hầu như tất cả những chiếc camera được trang bị trên smartphone đều cho ra những bức ảnh ở mức chấp nhận được dưới điều kiện ngoài trời thì chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác. Với Camera của Focus S, có lẽ chất lượng hình ảnh của nó chỉ ở mức độ trên trung bình. Màu sắc và độ sắc nét có vẻ như ở mức bão hòa, nhiễu do môi trường tác động bên ngoài tới máy cũng tương đối nhỏ.

Những bức ảnh chụp trong nhà với điều kiện đầy đủ ánh sáng tự nhiên được cung cấp từ các cửa sổ đều cho ra chất lượng khá tốt. Tất nhiên đấy là với điều kiện không phóng đại những bức ảnh đó lên tới mức áp phích, và với những bức ảnh thông thường, chất lượng đó hoàn toàn có thể ở mức chấp nhận được. Những mức ảnh được chụp với chế độ macro cũng cho ra chất lượng hình ảnh khá tốt, tất nhiên là khó có thể so sánh với Droid Rarz. Những bức ảnh chụp trong nhà vào ban đêm với điều kiện ánh sáng nhân tạo cũng cho ra kết quả không đến nỗi nào. Có thể những bức ảnh do Focus S ghi lại sẽ không được người ta in ra và treo chúng trên tường, tuy nhiên họ hoàn toàn có thể hài lòng về chất lượng của nó.

Camera chính với độ phân giải 8Mpx và đèn LED flash trợ sáng

Giống như với Focus Flash, chế độ Flash của Focus S là không thực sự tốt khi mà những hình ảnh trong điều kiện thiếu sáng vào ban đêm vẫn có thể tối đen mờ mờ gần như hoàn toàn cho dù có sự hỗ trợ của đèn Flash. Và điều này cũng đã nằm trong dự liệu của chúng tôi.

Kết quả mà chế độ video của máy đem lại cũng gây bất ngờ không kém, bởi những gì mà camera ghi lại là khá sắc nét và tươi sáng dù cho Samsung có lẽ còn phải thay đổi nhiều để cải thiện khả năng chống rung lắc cho chiếc điện thoại của mình. Âm thanh ghi lại được cũng cho chất lượng tương đối hoàn hảo, những âm thanh của người nói vẫn được lưu lại một cách khá tốt dù cho điều kiện bên ngoài bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tiếng ồn do gió và các phương tiện lưu thông. Tuy nhiên có lẽ bất ngờ nhất vẫn là, dù ghi lại những đoạn phim với chất lượng 720p, với 30s thời lượng đoạn phim mà camera ghi lại chỉ tiêu tốn có 54Mb bộ nhớ.

Phím chụp ảnh chuyên dụng của Focus S cũng tạo cho chúng tôi không ít ấn tượng trong lần đầu tiên tiếp xúc. Phím này như một khóa hai giai đoạn. Tùy theo độ nhấn của ngón tay mà camera sẽ hoạt động ở chế độ tự động lấy nét hay chụp nhanh. Tự động lấy nét là tính năng được kích hoạt khi mà chúng ta giữ phím chụp ảnh lâu hơn một chút và tác động vào nó với một lực vừa phải, tuy nhiên tính năng chỉ có thể tỏ ra hữu dụng khi ta sử dụng nó trong điều kiện ánh sáng đầy đủ ngoài trời. Phím bấm chụp ảnh của Focus S được chế tạo gần như hoàn hảo để có thể dễ dàng thực hiện chức năng đó, nhất là khi ta đem so sánh nó với phím chụp ảnh trên Focus Flash. Và nếu Samsung tích cực phát huy điều này trên các thiết bị di động có khả năng chụp ảnh khác của hãng thì tin chắc rằng đây sẽ là một trong những yếu tố có thể tác động đến tâm lý mua hàng của người sử dụng.

Phần mềm:

Không có quá nhiều điều mới mẻ để nói khi ta đề cập tới phần mềm của chiếc điện thoại này khi mà trong những bài viết gần đây về những chiếc điện thoại khác như Lumia 710, Lumia 800, hay ngay chính người anh em Focus Flash của chiếc điện thoại này, chúng tôi đã đề cập và giải thích một cách khá chi tiết về dòng hệ điều hành mới mà những chiếc smartphone này đang sử dụng – Windows Phone. Vậy nên tôi chỉ xin nói qua một vài nhận định cá nhân về điều này khi đề cập tới nó ở đây. Samsung Focus S là một thiết bị di động hoạt động trên nền tảng Mango với không quá nhiều ứng dụng được bên thứ ba cung cấp. Và khi bạn tiếp xúc với giao diện của máy lần đầu tiên, có lẽ bạn sẽ khá khó chịu nếu không muốn nói là “ngứa mắt” với những ô tiles màu da cam đỏ chót phủ kín gần như toàn bộ màn hình.

Còn một điểm nữa phải nhắc đến khi nói tới phần mềm của chiếc điện thoại này khi mà tính năng chia sẻ kết nối internet cũng đã được nhà sản xuất tích hợp vào trong máy, điều này cho phép Focus S có thể biến thành một hotpost di động cho các thiết bị khác một cách dễ dàng ( tối đa là 5 thiết bị ). Bạn có thể tự thiết lập tính năng này một cách khá dễ dàng nên chúng tôi sẽ không đề cập quá sâu tới nó. Tuy  nhiên, nếu bạn có nhu cầu sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài với tính năng này bạn nên cầm theo mình một bộ sạc đa năng cho máy bởi tiện ích này sẽ tiêu tốn của bạn khá nhiều năng lượng đấy.  

Tổng kết:

Ưu điểm:

Bộ nhớ trong của máy tương đối lớn (16Gb); chất lượng hình ảnh và video do máy ghi lại ở mức tương đối tốt; thời lượng pin lớn; thiết kế ưa nhìn cho dù không có điểm gì quá đặc biệt.

Nhược điểm:

Máy không tích hợp khe cắm thẻ nhớ, do máy sử dụng hệ điều hành mới là WP nên số các ứng dụng mà bên thứ ba cung cấp vẫn chưa thực sự phong phú và đa dạng như ở các máy sử dụng hệ điều hành Android

Thành thật mà nói, Focus S không phải là chiếc điện thoại để lại được nhiều ấn tượng đối với chúng tôi nhưng với những gì mà chiếc điện thoại này mang lại: màn hình sử dụng công nghệ AMOLED cho những hình ảnh sắc nét và tuyệt hảo, camera hoạt động tốt ở cả 2 chế độ chụp ảnh và quay phim, cùng với đó là pin kèm theo có hiệu năng làm việc lớn, tôi tin chắc rằng đây sẽ là một lựa chọn không tồi dành cho các bạn, nếu các bạn đang có ý đinh thử sở hữu cho mình một chiếc smartphone chạy trên nền tảng hệ điều hành mới Windows Phone thay vì những chiếc smartphone chạy Android đã quá phổ biến và đôi lúc tạo cảm giác nhàm chán đối với một số người dùng, những người luôn muốn thay đổi và tạo được cái gì đó như là điểm nhấn của riêng mình. Nếu bạn là một người như thế thì tại sao bạn không thử sở hữu một chiếc Samsung Focus S nhỉ, chắc chắn bạn sẽ có được những khoảng thời gian thú vị với chiếc điện thoại này đấy. Máy hiện đã có mặt tại thị trường Việt Nam với mức giá vào khoảng 4.5 triệu đồng.

Dưới đây là một vài hình ảnh của Focus S khi so sánh với những chiếc điện thoại khác:

Iphone 4, Samsung Focus S và Samsung Focus Flash (lần lượt từ trái qua)

Focus Flash và Focus S khi để bên cạnh nhau

 Iphone 4, Samsung Focus Flash và Samsung Focus S (lần lượt từ trên xuống)