Nhịp sống số

10 lý do Apple không nên tiếp tục đi kiện

10 lý do Apple không nên tiếp tục đi kiện
class="MsoNormal" align="justify">Apple đã lôi kéo nhiều đối thủ vào cuộc chiến bản quyền trong nhiều năm qua, nhưng kết quả mà hãng thu lại được cũng chẳng đáng đem ra để so sánh. Và cứ với cái tình trạng này, họ càng làm ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ với các hãng cạnh tranh khác, liệu Apple có nên bình tĩnh lại và nới lỏng các vụ kiện của mình hay không?
 
Có vẻ như cứ mỗi một tuần trôi qua, chúng ta lại được thấy một tin tức mới về việc Apple đi kiện, hoặc bị kiện. Những vụ kiện này có lúc được xử tại các tòa án cách Apple đến nửa vòng Trái Đất, cân nhắc xem thiết bị nọ có vi phạm bản quyền của thiết bị kia hay không, và cứ thế tiếp diễn mãi mà không có hồi kết.
 
Apple và Samsung là 2 nhân vật chính trong vụ kiện nổi tiếng nhất hiện nay. Cả 2 công ty đều làm ăn tấn tới tại thị trường di động, và mỗi một sản phẩm của bên này lại là hiểm họa của bên kia. Tuy nhiên, chưa một hãng nào chiếm được ưu thế trong vụ kiện này, và có vẻ như nó sẽ còn tiếp diễn rất lâu nữa. Trong năm 2012, Apple và Samsung dường như vẫn muốn tung ra những đơn kiện mới nhắm thẳng vào nhau, tại mọi nơi trên thế giới.
 
 


Nhưng cũng đã đến lúc mọi việc phải chấm dứt. Apple cần nhận ra rằng những vụ kiện này sẽ chẳng giúp được gì cho họ. Apple nên dừng mọi hoạt động kiện tụng đối với Samsung và Motorola, cùng với nhiều hãng công nghệ khác. Những vụ kiện này đang có ảnh hưởng xấu tới Apple và vị thế của họ trên thị trường. Đã đến lúc cần buông súng, đây là 10 lý do tại sao Apple không nên theo đuổi các vụ kiện nữa:
 
1. Chẳng được gì cả
 
Nếu Apple theo đuổi một vụ kiện và chiến thắng, giành được một số lợi lộc thì hẳn nhiên là chẳng có gì sai. Tuy nhiên Apple mới chỉ thắng được một vài mục nho nhỏ, còn lại thì thua rất nhiều cuộc chiến lớn. Họ nên từ bỏ điều này để tránh tốn thêm nhiều công sức thêm nữa.
 
2. Tiêu tốn quá nhiều tiền
 
 


Apple chưa từng công bố họ dồn bao nhiêu tiền cho các vụ kiện, nhưng người ta tin rằng hãng đã phải trả ra tới 100 triệu USD chỉ riêng đối với vụ kiện chống lại HTC. Với số tiền đó, Apple có thể dùng vào nhiều việc có ích hơn như nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
 
3. Khiến hình ảnh Apple xấu đi
 
Các hãng đều có quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình bằng cách đâm đơn kiện vi phạm bản quyền. Nhưng có vẻ như Apple đang sử dụng những vụ kiện này để chiếm ưu thế cạnh tranh trước các đối thủ. Chính Microsoft cũng là một hãng dạng này, liệu Apple có muốn giống như Microsoft hay không?
 
4. Gây hấn với các đối thủ
 
Một phần lý do mà Apple có quá nhiều vụ kiện tụng cũng vì họ là hãng bị kiện, điển hình như Samsung mới đây cũng đã kiện lại Apple với các cáo buộc vi phạm bản quyền. Có lẽ đây là lúc Apple nên chấm dứt các vụ kiện mà họ tung ra, để xem các hãng địch thủ có còn muốn làm phiền họ nữa không.
 
 


5. Cân nhắc chi phí
 
Các bằng sáng chế mà Apple đưa ra trước tòa đều rất có giá trị, nhưng nó cũng khiến hãng phải trả ra một khoản tiền không nhỏ cho các hoạt động khác. Một trong số này là kiếm được càng nhiều bằng sáng chế các tốt bằng cách mua chúng hoặc mua cả công ty sở hữu. Điều này xảy ra khá thường xuyên: nổi bật mới đây nhất là kế hoạch mua lại Motorola Mobility của Google với giá 12,5 tỉ USD. Theo Larry Page thì vụ mua bán này sẽ giúp Google có thêm thật nhiều bằng sáng chế.
 
6. Bản quyền sáng chế rất dễ bị lách luật
 
Có những trường hợp mà Apple đã thắng trong các vụ kiện này. Tại Úc, hãng đã khiến cho Samsung Galaxy Tab 10.1 không thể được bày bán. Nhưng mỗi khi Apple giành chiến thắng, hãng bị kiện lại tìm cách khác để lách luật và cho ra các sản phẩm hoàn toàn hợp lệ. Samsung chính là một ví dụ tiêu biểu, hãng đã lặp đi lặp lại quá trình này nhiều lần, còn Apple vẫn tiếp tục đi kiện lại từ đầu.
 
7. Đi kiện khó hơn là bị kiện
 
Đối với các vụ kiện bản quyền sáng chế, làm bị cáo bao giờ cũng có lợi thế hơn. Hãng đi kiện cần phải chứng minh được rằng các sản phẩm của bên bị cáo đã xâm phạm bản quyền của họ. Trong nhiều trường hợp, các đơn kiện này sẽ có sơ hở mà bị cáo có thể tận dụng. Apple nên từ bỏ các đơn kiện của mình, và thử đóng vai bị cáo xem sao, có lẽ lúc đó các hãng khác cũng chẳng dám làm gì họ.
 
8. Cả ngành công nghệ đã quá mệt mỏi với các vụ kiện
 
 


Càng ngày càng có nhiều các vụ kiện xảy ra trên khắp thế giới, không chỉ từ Apple và Samsung mà còn xuất phát từ các hãng điện thoại khác như Google, Motorola, HTC và ngay cả Oracle cũng có liên quan. Người tiêu dùng đã quá chán nản với tình hình kiện tụng liên miên như hiện nay. Có quá nhiều vụ kiện rắc rối khiến cho người dùng phân vân không biết lựa chọn điện thoại nào cho an toàn. Người tiêu dùng sẽ không muốn mua các sản phẩm vi phạm bản quyền, và Apple cũng nên đề phòng trong trường hợp họ bị thua.
 
9. Ảnh hướng tới nhiều khía cạnh kinh doanh
 
Các vụ kiện có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hợp tách với các hãng khác. Đối với Apple, nguy cơ này khá cao. Samsung là chỗ dựa số 1 cung cấp nguyên vật liệu sản xuất đồ di dộng cho Apple. Cho tới hiện nay, cả 2 bên đều đang cố gắng tách rời các vụ kiện ra khỏi mối quan hệ làm ăn, tuy nhiên ai dám chắc điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Apple vừa ra quyết định hợp tác với hãng sản xuất bộ nhớ flash có tên Anobit, có lẽ để đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Kiện tụng có ảnh hưởng sâu sắc tới các mối quan hệ làm ăn, Apple nên nhận thức rõ hơn về điều này và sớm khắc phục trước khi quá muộn.
 
10. Chẳng bao giờ kết thúc
 
Một trong những điều tệ hại nhất trong các vụ kiện của Apple là chúng dường như không có điểm dừng. Một khi đâm đơn kiện, sẽ phải mất nhiều tháng để thẩm phán có thể ra quyết định. Rồi còn phải mất nhiều tháng nữa để bên bị kiện có thể kháng cáo. Vụ kiện diễn ra càng lâu thì càng tốn thời gian và tiền bạc. Có lẽ Apple không nên dính vào những vướng mắc như vậy nữa.