Nhịp sống số

Trung Quốc phóng thành công mô-đun đầu tiên của trạm vũ trụ Tiangong

Trung Quốc phóng thành công mô-đun đầu tiên của trạm vũ trụ Tiangong
id="post_message_10922295">

Trung Quốc đang tăng cường sự xuất hiện của mình trên nhiều mặt trận, đặc biệt là cuộc đua về lĩnh vực hàng không vũ trụ. Đúng như kế hoạch đã công bố hồi tháng 4, hôm qua (29/9), Trung Quốc đã phóng thành công mô-đun đầu tiên của trạm vũ trụ Tiangong 1 (Thiên cung 1) vào không gian. Mô-đun được phóng lên bằng tên lửa đẩy Long March-2FT1 vào 21h16 theo giờ địa phương tại trung tâm Jiuquan Satellite Launch Center, phía tây bắc sa mạc Gobi. Với việc đưa Tiangong 1 lên quỹ đạo, Trung Quốc đã bước đầu thực hiện công cuộc xây dựng trạm không gian đầu tiên của mình trong vũ trụ.

Trong đợt phóng đầu tiên, Trung Quốc không đưa phi hành gia theo trạm. Sau khi đi vào quỹ đạo, mô-đun Tiangong 1 sẽ cho phép Trung Quốc thực hành lắp ráp tự động và kết nối với một tàu không gian không người lái khác đã được lên lịch phóng vào cuối năm nay. Qua đó, Trung Quốc hy vọng sẽ đưa trạm Tiangong vào hoạt động trong năm 2020. Phát biểu trước kênh truyền thông Xinhua, giám đốc thiết kế chương trình không gian của Trung Quốc - Zhou Jianping cho biết: theo kế hoạch thì Trung Quốc sẽ biến Tiangong trở thành trạm không gian quốc tế dành cho công tác nghiên cứu và các ứng dụng vũ trụ trong tương lai.

Tiangong 1 là một trạm thí nghiệm không gian với chiều dài 10,4 m, đường kính 3,35 m, nặng 8,5 tấn và có thể duy trì sự sống cho phi hành gia trong suốt 2 năm ngoài vũ trụ. Trạm cũng được trang bị một mô-đun thí nghiệm với thể tích 15 m3, cho phép tối đa 3 phi hành gia sống và làm việc. Với kết cấu dock bị động được tích hợp sẵn phía trước, Tiangong 1 có thể tiến hành lắp ghép với các tàu vũ rụ. Theo lịch trình thì các tàu vũ trụ như Shenzhou-8, Shenzhou-9 và Shenzhou-10 sẽ ghép nối với Tiangong 1 trong vòng 2 năm tới. Một khi công tác ghép nối được thực hiện hoàn tất, Tiangong 1 sẽ chứng minh được tiềm năng trở thành trạm vũ trụ lớn thứ 3 thế giới sau ISS của Mỹ và Mir của Nga. Trung Quốc hy vọng sẽ phóng thêm các trạm Tiangong 2 và Tiangong 3 vào không gian trước năm 2016.

Theo kết cấu trạm không gian tổ hợp, Tiangong sẽ có một mô-đun lõi, 1 mô-đun chứa hàng, 1 tàu vũ trụ có người lái và 2 phòng thí nghiệm. Mô-đun lõi có thể duy trì hoạt động của các phi hành gia trong thời gian dài và có thể kết nối với nhiều loại phòng thí nghiệm, tàu vũ trụ và mô-đun chở hàng.