Nhịp sống số

Trạm vũ trụ quốc tế lần đầu tiên mở cửa đón tàu vũ trụ tư nhân

Trạm vũ trụ quốc tế lần đầu tiên mở cửa đón tàu vũ trụ tư nhân
Công ty tư nhân chuyên tổ chức những chuyến bay vào vũ trụ Space Exploration (SpaceX) đã nhận được lệnh cuối cùng từ NASA cho phép hãng đưa con tàu Dragon chuyên chở hàng hóa lên trạm không tran quốc tế (ISS) với nhiệm vụ hạ cánh đầu tiên vào hồi đầu tháng 2 –chuyến bay khiến hãng này trở thành công ty tư nhân đầu tiên liên kết với trạm không gian.
 
NASA đã thông báo tin này vào thứ sáu 9/12 – một năm và một ngày sau khi SpaceX trở thành hãng tư nhân đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ đưa các tàu vũ trụ lên quỹ đạo và trở về Trái Đất an toàn.

Vào 7/2/2012, SpaceX sẽ lên kế hoạch cho một chuyến bay khác lên quỹ đạo từ Cape Canaveral. Lần này, con tàu Dragon sẽ bay lên trạm không gian vũ trụ và đem lên trạm một lượng lớn các đồ dùng thiết yếu. Một lần đáp thành công lên trạm vũ trụ sẽ là sự công nhận chính thức của NASA cho kế hoạch thay thế những con tàu vũ trụ cũ với những phương tiện tư nhân giá rẻ hơn.

SpaceX sẽ thu phí từ NASA ít nhất khoảng 1,6 tỷ USD cho 12 hộp hàng hóa lên ISS hay 133 triệu USD mỗi chuyến bay. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, SpaceX sẽ nhận một khoản 396 triệu USD từ các trung tâm vũ trụ, theo thông tin chi tiết được quy định trong thỏa thuận với NASA và nhiều công ty khác mong muốn có thể xây dựng hệ thống vận chuyển lên không gian. Mỗi chuyến bay lên vũ trụ có giá vượt quá 1 tỷ USD.

William Gerstenmaier, trưởng phụ trách đối ngoại của NASA phụ trách dự án Thám hiểm và là giám đốc điều hành dự án, cho biết: “SpaceX đã có những tiến bộ vượt bậc trong vòng vài tháng ngắn ngủi để chuẩn bị cho Dragon hoàn thành nhiệm vụ trên trạm không gian. Chúng tôi mong đợi nhiệm vụ này sẽ thành công mỹ mãn để mở ra kỷ nguyên mới cho công nghệ vận chuyển hàng hóa phục vụ các phòng thí nghiệm không gian quốc tế.”

NASA đã công nghiệp hóa việc đưa đồ tiếp tế lên trạm vũ trụ khi những con tàu vũ trụ cũ đã không thể hoạt động tốt như trước đây, trạm không gian của những đối tác khác như Nga, Châu Âu và Nhật Bản cũng tự cung cấp những con tàu chuyên chở của riêng họ.
 
Alan Lindenmoyer, người phụ trách chương trình COTS tại NASA ở trung tâm vũ trụ Johnson thuộc Houston cho biết: “SpaceX là một bước khởi đầu nhằm chứng minh mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ và các ngành công nghiệp tư nhân có thể đem đến những khả năng và nguồn lợi khổng lồ cho cả hai bên”.

SpaceX vô cùng vui mừng khi là công ty thương mại đầu tiên trong lịch sử được cập bến ISS. Nhiệm vụ này sẽ đánh dấu một cột mốc lịch sử cho tương lai của những chuyến bay du hành vũ trụ. Chúng tôi vô cùng cảm kích sự giúp đỡ của NASA và quan hệ đối tác của NASA trong cả quá trình này”, người điều hành SpaceX - Gwynne Shotwell cho biết trong một bài phát biểu. Hy vọng trong tương lai, việc vận chuyển hàng hóa ra vũ trụ sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.