Nhịp sống số

Thế giới game dưới lăng kính khoa học (Phần 1)

Thế giới game dưới lăng kính khoa học (Phần 1)

Có bao giờ bạn tự hỏi, những điều xảy ra trong một tựa game giả tưởng như Gears of War liệu có khả năng trở thành hiện thực?

<>
Vẫn biết một điều là khi đã cầm súng chiến đấu trong game thì ít ai thèm quan tâm tới việc liệu nó có đúng với khoa học hay không, Gears of War cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên với vai trò là một game bắn súng giả tưởng, Gears of War cũng có một số điểm khá thú vị nếu được soi xét dưới lăng kính của một nhà khoa học.

1. Hệ thống hang động “The Hollow”

 
Nằm sâu dưới lòng đất của hành tinh Sera, The Hollow bao gồm một hệ thống hang động rộng lớn giống như một thế giới ngầm tách biệt hẳn với mọi thứ bên trên. Hệ thống này về cơ bản không hề giống với bất kỳ nơi đâu trên Trái Đất.
 
Dù hành tinh của chúng ta cũng có khá nhiều hang động tự nhiên khổng lồ, điển hình như động Mammoth ở Kentucky với chiều dài hơn 390 dặm, nhưng chừng đó xem ra vẫn chẳng là gì nếu đặt cạnh ngôi nhà "cỡ bự" của đám Locust trong Gears of War.
 
Hang Mammoth ở Kentucky.
 
Có vẻ như chúng ta sẽ phải tìm kiếm nguyên mẫu "tổ ấm" của đám Locust ở một nơi nào khác. Hãy thử nhìn xa hơn vào vũ trụ. Hyperion, mặt trăng của Sao Thổ với chiều rộng khoảng 300 km2 được các nhà khoa học đặc biệt chú ý bởi nó có cấu trúc khá đặc biệt, giống như một miếng bọt biển khổng lồ với chằng chịt hệ thống hang động.
 
Các nhà khoa học cho biết, Hyperion sở hữu những hang động vô cùng rộng lớn, và đó có lẽ là nơi lý tưởng để một chủng tộc kì dị nào đó xây dựng cho riêng mình một đế chế dưới lòng đất. Những hành tinh có kích thước lớn hơn Hyperion sẽ sớm bị lực hấp dẫn quá lớn của chính mình làm cho đặc lại và vì thế mà hệ thống hang động quy mô lớn sẽ ít có khả năng tồn tại.
 
Mặt trăng Hyperion của Sao Thổ.
 
Tiến sỹ Harold Geller, một chuyên gia vũ trụ tại đại học George Mason cho biết:“NASA tuyên bố rằng Hyperion là vật thể lớn nhất trong hệ Mặt Trời có tồn tại cấu trúc rỗng dạng bọt biển. Những hành tinh lớn hơn Hyperion đều sẽ là những tinh cầu đặc dưới tác động của lực hấp dẫn, và vì thế tại đó sẽ chẳng thể xuất hiện hệ thống hang động khổng lồ như ở Hyperion”.

Đánh giá mức độ thực tế: mô hình đại bản doanh dưới lòng đất của lũ Locust hoàn toàn có khả nằng tồn tại, đâu đó trong vũ trụ rộng lớn, trên một tiểu hành tinh gần giống với Hyperion!

2. Gốc gác của loài Locust

The Hollow là nơi mà loài Locust trú ngụ. Nhưng vấn đề là liệu đám sinh vật này có thực sự sinh sôi và phát triển ở dưới lòng đất tối tăm của hành tinh Sera?

Gears of War cung cấp khá ít thông tin về Locust. Tuy nhiên, từ một số dẫn chứng, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng chúng không phải loài sinh vật vốn định cư dưới lòng đất.
 
 
Cơ thể của những loài vật sống trong bóng tối đều phải được thay đổi để thích nghi với cuộc sống nơi đó. Hang động thì dĩ nhiên sẽ phải tối tăm, mà khi ánh sáng không vươn tới được thì đôi mắt tồn tại để làm gì? Thứ gì không cần thiết thì chắc chắn sẽ teo đi và dần biết mất, đó là một phần quan điểm trong thuyết tiến hóa của Darwin.

Tiến sỹ Richard Harrison, giáo sư tại đại học Cornell cho hay: “Có nhiều ví dụ nổi tiếng về những loài cá mù sống trong các hang động – minh chứng cho sự tiến hóa trong cùng một loài nhưng lại mang theo nhiều thay đổi đa dạng tùy thuộc vào điều kiện của môi trường sống”.
 

Những kiến giải trên cho chúng ta thấy một điều: với đôi mắt vẫn còn tồn tại và hoạt động khá tốt, tổ tiên của loài Locust chắc chắn đã từng sinh sống đâu đó bên trên bề mặt của Sera. Việc loài sinh vật này chuyển xuống cư ngụ trong hang chắc chắn mới chỉ xảy ra đâu đó cách đây khoảng vài thế hệ.
 
Tuy nhiên vẫn còn một giả thiết khác, có người tin rằng Locust vốn chẳng phải sinh vật bản địa của Sera? Rất có thể chúng đến từ một thiên hà xa xôi nào đó và Sera chỉ là nơi định cư mới của những sinh vật này. 
 
Đánh giá mức độ thực tế: gốc gác thực của loài Locust hiện vẫn đang là chủ đề còn gây nhiều tranh cãi!

3. Những sinh vật khổng lồ dưới lòng đất

Gears of WarGears of War 2 mang tới cho game thủ hai loài sinh vật khổng lồ là Corpser và Brumak. Cả hai “cục thịt cỡ bự” này đều sinh sống ở trong hang cùng đám Locust.
 
Corpser được sử dụng để đào hang, trong khi Brumak đóng vai trò cỗ máy chiến đấu sinh học được trang bị với đầy đủ giáp trụ, súng máy. Tuy vậy, câu hỏi được đặt ra là liệu những loài sinh vật to lớn như thế có thể thích nghi với cuộc sống dưới lòng đất?
 
Brumak.
 
Brumak sở hữu chiều cao “khủng” khoảng 50 feet (hơn 15 mét - tương đương kích cỡ của một tòa nhà 5 tầng) trong khi đó Corpser thậm chí còn lớn hơn... Trong những hang động gò bó, liệu có khi nào tự nhiên lại nhào nặn ra 2 loài sinh vật khổng lồ như vậy?

Lượng thức ăn và năng lượng tiêu tốn luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cơ thể. Và thế giới dưới lòng đất không thể nào cung cấp đủ lượng lương thực cần thiết cho những loài như Corpser và Brumak, bất kể chúng là động vật ăn cỏ hay ăn thịt.
 
 
Corpser.
 
Chỉ có ở trên mặt đất, nơi cây cỏ phát triển xanh tươi dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chuổi thức ăn theo đó cũng trở nên đa dạng và phong phú thì khi đó hai loại sinh vật kia mới có thể tồn tại. Với khả năng sinh sôi khá chậm chạp của hệ động thực vật dưới lòng đất, thì một quần thể sinh vật cỡ lớn như Brumak và Corpser nếu tồn tại thì cũng khó có thể "no đủ".

Đánh giá mức độ thực tế: xác suất tồn tại của những loài sinh vật khổng lồ dưới lòng đất là khá nhỏ. Với những học giả có bản tính hoài nghi, việc Brumak và Corpser cư ngụ dưới đó thậm chí có thể coi là điều không tưởng.