Nhịp sống số

Phát hiện "Siêu Trái Đất" mới cách chúng ta 22 năm ánh sáng

Phát hiện "Siêu Trái Đất" mới cách chúng ta 22 năm ánh sáng
id="post_message_14145239">
Phát hiện "Siêu Trái Đất" mới cách chúng ta 22 năm ánh sáng

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi giáo sư Gullem Angladar-Escude và Paul Butter đến từ viện khoa học Carnegie, Hoa Kỳ đã vừa khám phá ra một "Siêu Trái Đất" với tiềm năng ẩn chứa sự sống và "chỉ" cách chúng ta 22 năm ánh sáng. Siêu Trái Đất mới có khối lượng lớn hơn Trái Đất 4,5 lần và xoay quanh ngôi sao mẹ của nó trong một chu kỳ 28 ngày - ngôi sao này nhỏ hơn rất nhiều so với Mặt Trời của chúng ta. Phát hiện đáng chú ý của nhóm khoa học đã cho thấy những hành tinh có sự sống có thể tồn tại trong các môi trường rộng lớn hơn so với suy nghĩ trước đây.

Trong số 750 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời được phát hiện từ trước đến nay, chỉ có một số ít hành tinh được xem là "Siêu Trái Đất". Hành tinh nói trên có tên GJ667Cc là một hành tinh đá giống Trái Đất và giàu nguyên tố hóa học nặng như sắt, cacbon và silicon. Nằm tại một vị trí cách Trái Đất 22 năm ánh sáng, tương đương 129 ngàn tỷ dặm (209 ngàn tỷ km), hành tinh này được xem như cánh cửa tiếp theo của Trái Đất. Thêm vào đó, các nhà khoa học dự đoán lượng năng lượng mà GJ667Cc hấp thụ từ ngôi sao mẹ của nó tương đương với lượng năng lượng mà Trái Đất hấp thụ từ Mặt trời. Do đó, nhiệt độ bề mặt của hành tinh được cho là giống với nhiệt độ Trái Đất và có thể có sự tồn tại của nước.

Giáo sư Anglada-Escude cho biết: "Hành tình này là ứng cử viên mới nhất trong số các hành tinh được cho là có sự tồn tại của nước lỏng và sự sống theo như chúng tôi biết."

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phát kiến trên nhờ các dữ liệu do đài thiên văn European Southern cung cấp, cộng với các thông số đo đạt mới từ máy đo quang phổ phân giải cao của đài thiên văn Keck và máy đo quang phổ Planet Finder của viện Carnegie hiện đang đặt tại đài thiên văn Magellan II.

Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng rằng trong hệ ba sao nơi GJ667Cc cư trú, có thể có sự hiện diện của một hành tinh khí khổng lồ và có thêm một Siêu Trái Đất khác với chu kỳ quỹ đạo 75 ngày. Tuy nhiên, họ cần phải thực hiện thêm nhiều phép đo để xác nhận 2 khả năng trên.

"Với sự ra đời của thế hệ trang thiết bị mới, các nhà nghiên cứu sẽ có thể khảo sát nhiều ngôi sao lùn lớp M để tìm kiếm các hành tinh tương tự và cuối cùng tìm các dấu hiệu quang phổ về sự sống trên 1 trong số các hành tinh này," giáo sư Anglada-Escude giải thích.

Theo: Gizmag


QUẢNG CÁO



CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ:

  • Tàu IBEX của NASA thăm dò vật chất tại không gian liên sao (02/02)
  • Phát hiện lỗ đen mới có kích thước siêu khổng lồ (06/12)
  • KTV Kepler phát hiện hành tinh đầu tiên có quỹ đạo quanh 2 ngôi sao (19/09)
  • Cảm biến CMOS 8" của Canon được dùng cho kính thiên văn (19/09)
  • Phát hiện khí quyển mỏng trên mặt trăng Dione của sao Thổ (11/09)
  • Phát hiện hành tinh mới có cấu tạo từ kim cương (28/08)
  • Tàu Stardust hoàn tất sứ mạng sau 12 năm "săn" sao chổi (04/04)
  • Làm thế nào để tính khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng (25/03)
  • [Ý tưởng] Hệ thống liên lạc liên thiên hà sử dụng năng lượng mặt trời (20/12)
  • NASA hoàn tất chuyến bay khoa học đầu tiên với máy bay SOFIA (09/12)

CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC:

  • Phát triển biện pháp tránh thai cho nam giới bằng sóng siêu âm (07/02)
  • Đã khoan xong hồ Vostok 20 triệu năm tuổi dưới 4km băng (07/02)
  • Nokia tiết lộ thông tin về màn hình chống chói ClearBlack (07/02)
  • Bạn có biết Trái Đất nhẹ hơn 50.000 tấn mỗi năm? (06/02)
  • Apple và tỉ lệ vàng, hình chữ nhật vàng, dãy Fibonacci trong thiết kế (05/02)
  • AMD để ngỏ khả năng sử dụng kiến trúc ARM (05/02)
  • Flash LED trong tương lai sẽ sáng hơn với chip mới từ ST (03/02)
  • Hồ Vostok vùi dưới 4km băng suốt 20 triệu năm sắp được khai mở (03/02)
  • Tàu IBEX của NASA thăm dò vật chất tại không gian liên sao (02/02)
  • CHIP House - Ngôi nhà xanh nhất thế giới, điều khiển bằng Xbox Kinect (30/01)