Nhịp sống số

EU phóng vệ tinh đầu tiên của hệ thống Galileo lên quỹ đạo

EU phóng vệ tinh đầu tiên của hệ thống Galileo lên quỹ đạo
id="post_message_11412682">
EU phóng vệ tinh đầu tiên của hệ thống Galileo lên quỹ đạo

Nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào hệ thống định vị GPS của Mỹ, cả Nga và châu Âu đều phát triển 2 hệ thống của riêng mình là GLONASS và Galileo. Nếu như hồi tuần trước, một tên lửa đẩy của Nga đã đưa vệ tinh cuối cùng của GLONASS lên quỹ đạo thì hôm nay, ủy ban châu Âu (EC) cho biết họ đã phóng thành công 2 vệ tinh đầu tiên của hệ thống Galileo. Kinh phí của dự án cũng mở rộng thêm 7 tỉ EUR (9,6 tỉ USD) để duy trì hoạt động của 2 vệ tinh cho đến cuối thập kỉ.

EC cho biết các vệ tinh được phóng tại sân bay vũ trụ Kourou, trên đảo Guiana (Pháp) bằng tên lửa đẩy Soyuz của Nga. Tên lửa sẽ đưa vệ tinh lên quỹ đạo cách mặt đất 23,600 km. Ingrid Godkin - một quan chức thuộc EC cho biết: bên cạnh số vốn 4,5 tỉ EUR để phát triển và xây dựng hệ thống cho giai đoạn cuối năm 2013, hệ thống Galileo vẫn cần thêm 7 tỉ EUR nữa để hoàn thiện và duy trì hoạt động từ nay đến năm 2020.

Công nghệ vệ tinh được sử dụng cho các ứng dụng bao gồm hệ thống dẫn đường trên xe, đóng mộc thời gian cho các giao dịch tại ngân hàng và hỗ trợ viễn thông. Không giống như hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS) do quân đội Mỹ phát triển, Galileo được thiết kế với mục đích dân dụng và hướng đến loại bỏ sự lệ thuộc của châu Âu vào GPS.

Godkin nói: "Galileo sẽ mang lại một hệ thống đảm bảo và không dễ bị tấn công vô hiệu hóa bởi các lý do chính trị hay quân sự."

Theo kế hoạch ban đầu thì 2 vệ tinh đã được phóng qua (20/10) nhưng sau đó bị lùi lại thêm 24 giờ vì lý do kĩ thuật, EC cho biết. Sau đợt phóng lần này, EC đã lên lịch cho các lần phóng tiếp theo với tổng số vệ tinh lên đến 30 chiếc từ nay đến năm 2019. Số lượng vệ tinh mà Galileo bổ sung kết hợp với GPS cũng sẽ cải thiện chất lượng tín hiệu trong nội thành và mang lại tầm bao phủ rộng hơn ở các vĩ độ cao, cụ thể là tại Bắc Âu.

Dịch vụ miễn phí:

Các vệ tinh được phóng hôm nay là 2 vệ tinh đầu tiên trong chương trình được đưa vào hoạt động và kiểm tra hệ thống dẫn đường trong không gian cũng như trên mặt đất, theo Pal Hvistendahl - người phát ngôn tại cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA). Giai đoạn triển khai đã được gây vốn chủ yếu bởi EC - cơ quan điều hành 27 quốc gia thuộc EU.

Công ty công nghệ không gian OHB System AG của Đức sẽ chế tạo 14 vệ tinh đầu tiên và công ty Arianespace của Pháp sẽ chịu trách nhiệm phóng các vệ tinh lên quỹ đạo. Hệ thống sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2014 và dịch vụ sẽ được phát hành miễn phí.

Theo phát ngôn viên của công ty chuyên sản xuất các hệ thống dẫn đường tự động TomTom NV - Kristina Nilsson: "Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ Galileo. GPS đã rất chính xác rồi nhưng chúng tôi luôn tìm tòi các công nghệ mới."

Khác với GPS, Galileo sẽ hoạt động dưới dạng thương mại, các dịch vụ định hướng tìm đường có tính phí và tín hiệu luôn được đảm bảo để sử dụng trong nhiều lĩnh vực kể cả khai khoáng, thăm dò và vẽ bản đồ.

Kịp thời:

Ủy ban châu ÂU sẽ hoàn tất đề xuất bổ sung 7 tỉ EUR cho dự án vào cuối năm nay để thể hiện sự ủng hộ của chính phủ các nước EU, Godkin cho biết.

Theo Tomas Valasek - giám đốc chính sách đối ngoại và quốc phòng tại Trung tâm cải cách châu Âu ở London thì chính phủ các nước có thể sẽ xem xét ngân sách được đề xuất một cách cẩn thận hơn vì những lo ngại về kinh tế. Mặc dù vậy, dự án sẽ không bị hủy bỏ và nguồn vốn vẫn đủ để giữ chân nhân viên cũng như cung cấp một ít lợi nhuận cho các nhà sản xuất, ông nói.

"Họ đã đổ rất nhiều tiền vào dự án", Valasek nói. "Trước đây, Galileo đã được gây vốn từ các nguồn khác ngoài ngân sách của EC."

Vẫn còn quá sớm để nói về khả năng phủ sóng của Galileo nhưng phát ngôn viên của Nokia Oyj - Doug Dawson bày tỏ rằng: "Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Galileo và hướng đến những kết quả đầu tiên mà hệ thống mang lại. Chúng tôi sẽ bổ sung các vệ tinh của Galileo vào hệ thống của chúng tôi nếu nó có thể cải tiến hệ thống và trải nghiệm người dùng." Hiện tại, Nokia đang hợp tác với GLONASS của Nga để đưa hệ thống lên các thiết bị của mình.