Nhịp sống số

Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động
Sáng nay mình may mắn được Nokia mời tham dự một buổi tham quan và nói chuyện tại Gameloft Studio ở tòa nhà e.town 2, TPHCM. Gameloft là một trong những nhà phát hành game cho điện thoại hàng đầu thế giới. Gameloft Studio là nơi họ sản xuất game cho chúng ta chơi mỗi ngày trên ĐTDĐ. Gameloft hiện có 28 studio đặt trên khắp các quốc gia, trong đó Việt Nam có 4 studio, 2 cái ở HCM, 1 ở Hà Nội và 1 ở Đà Nẵng. Trong đó studio ở tòa nhà e.town 2 là lớn nhất với khoảng 500 nhân viên, chiếm trọn 1 tầng của tòa nhà. Đại diện Gameloft cho biết công ty hiện có khoảng 5.000 nhân viên trên toàn cầu, trong đó số nhân viên ở Việt Nam chiếm tới 1.400 người. Phần lớn các nhân viên đều rất trẻ, tuổi đời dưới 30 và họ được làm việc trong một môi trường rất là thoải mái. Mình có ghi lại khá nhiều hình ảnh và thông tin trong buổi tham quan này, mời các bạn cùng xem và thảo luận.


Studio của Gameloft nằm trọn trên tầng 7 của tòa nhà e.town 2, có khoảng 500 nhân viên, trong đó nhiều bạn là người nước ngoài, chia làm 2 khu vực là Studio 1 và Studio 2 nối liền nhau. Studio rất gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ và đặc biệt là rất trật tự mặc dù có đến hàng trăm người đang cùng làm việc ở đó. Điều làm mình ấn tượng tiếp theo khi tham quan studio là có khá nhiều bạn nữ làm việc ở đây. Tuy số lượng không nhiều như nhân viên nam nhưng họ rải đều trên tất cả các lĩnh vực, từ lập trình, thiết kế cho đến mảng Test Game (kiểm tra lỗi game). Trong đó, hai mảng Game Tester và QA (Quality Assurance - Quản lý chất lượng game) là có số lượng nhân viên nữ nhiều nhất.


Văn hóa làm việc ở đây cũng rất thoải mái, bạn có thể mặc bất cứ trang phục nào bạn thích, đi làm vào bất cứ giờ nào, ra về lúc nào cũng được, miễn là hoàn thành công việc được giao. Bạn cũng có thể đem đồ ăn, thức uống hay các dụng cụ cá nhân khác lên tận bàn làm việc của mình. Các bạn ở đây sẽ làm việc theo dự án, sau khi làm xong một dự án thì sẽ được nghỉ xả hơi vài ngày, sau đó đến Studio và di chuyển sang một bàn làm việc khác. Do đó chỗ ngồi của nhân viên là không cố định, tùy vào dự án đang làm mà họ phải chuyển đến khu vực khác cho phù hợp. Mỗi năm, một nhân viên có thể làm 3, 4 dự án khác nhau và do đó họ phải đổi chỗ ngồi ít nhất là 3 đến 4 lần.

Vì là một game studio của nước ngoài nên mình cũng chú ý tìm kiếm xem họ có trang bị "đồ chơi" cho các nhân viên của mình hay không. Tuy nhiên, ở đây họ chỉ có 2 cái bao cát dành cho việc xả stress, bên ngoài hành lang có bàn ghế và nhiều TV, chắc là chỉ để xem TV vì mình không thấy có cái PS3 hay Xbox nào cả.



Một số thông tin về Gameloft và phát triển game:

  • Gameloft là nhà sản xuất game dành cho điện thoại, smartphone, máy tính và cả console (máy chơi game cầm tay).
  • Game của Gameloft có mặt trên rất nhiều nền tảng, bao gồm cả S40 của Nokia, Symbian, iOS, Android...
  • Thời gian trung bình cho việc sản xuất một game cho di động là tầm 6, 7 tháng.
  • Việc sản xuất một game bao gồm khá nhiều công đoạn, từ việc lên ý tưởng, thiết kế nội dung, lập trình game, thiết kế đồ họa, kiểm tra lỗi game, quản lý chất lượng... và sau cùng là khâu phát hành ra thị trường.
  • Trả lời câu hỏi tại sao Gameloft không phát triển một game mang đậm bản sắc và văn hóa Việt Nam: ông Phùng Việt Hưng, Giám đốc Gameloft Studio này cho biết vì đa số các game của Gameloft là dành để phát hành trên toàn cầu nên game mà họ phát triển cũng phải mang tính toàn cầu. Thứ hai, vì Việt Nam chưa nằm trong số những quốc gia có tính cạnh tranh cao nhất nên yêu cầu này vẫn chưa được đáp ứng. Tuy nhiên, sản xuất một game mang đậm bản sắc Việt Nam vẫn luôn nằm trong kế hoạch phát triển của Gameloft và có thể nó sẽ trở thành hiện thực trong tương lai.
  • Gameloft cũng đang chú ý tới hệ thống mua đồ trong ứng dụng (in-app purchase) và họ sẽ cho ra mắt nhiều hơn nữa các tựa game thuộc loại Freemium, tức là game miễn phí nhưng bạn có thể dùng tiền thật để mua thêm các món đồ trong game.


Thông tin về một số công việc trong Gameloft Studio:

  • Thiết kế game (Game Designer): người khởi xướng một game, từ việc lên ý tưởng, nội dung, cách chơi... của game
  • Lập trình viên (Programmer): người ngồi gõ từng dòng mã, lập trình cho toàn bộ game.
  • Thiết kế đồ họa (Graphics Designer): người vẽ đồ họa cho game, cần có kiến thức cơ bản về mỹ thuật và sẽ được đào tạo thêm về Pixel Art.
  • Kiểm ra lỗi game (Game Tester): người kiểm tra những lỗi tồn tại trong game, ví dụ như lỗi đồ họa, lỗi nội dung, lỗi trong cách chơi... Một Game Tester tốt không những phát hiện ra được lỗi đó mà còn phải nói rõ làm sao để xảy ra lỗi đó.
  • Quản lý chất lượng (Quality Assurance - QA): người quản lý chất lượng sau cùng của một game. Họ là người đưa ra những ý kiến cũng như quyết định làm việc để nâng cao chất lượng đồ họa, chất lượng nội dung cũng như chất lượng hoàn thiện game.


Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Lối vào Gameloft Studio



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Chân dung những nhân viên của Gameloft Studio



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Bên trong Gameloft Studio



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Game đua xe Asphalt 6 trên một chiếc Nokia 700 chạy hệ điều hành Belle



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Có cả nhân viên người nước ngoài



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Một bạn nữ đang chăm chú làm việc



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Có lẽ là thiết kế đồ họa cho game



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Bàn làm việc của nhân viên



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Mỗi bàn đều có một thùng rác



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Bảng thông báo



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Một bảng thông báo khác



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Bao cát là dụng cụ giải trí



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Thành viên Tinh tế đây, bạn @minkind

 

Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Ăn ngủ cùng studio



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Trên tường dán rất nhiều các poster game



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Khu vực quản lý nhân sự



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Có thêm một bạn nữ nữa nè



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Bạn này chắc đang test game



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Một thành viên Tinh tế nữa, anh @subacu82 


Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Đông người nhưng rất trật tự



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Mọi người đều rất thoải mái



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

Tha hồ trang trí bàn làm việc của mình



Bên trong Gameloft Studio tại Việt Nam: Trẻ trung & Năng động

"I love in-app purchase"?