Nhịp sống số

Người đồng sáng lập mạng xã hội Diaspora qua đời ở tuổi 22

Người đồng sáng lập mạng xã hội Diaspora qua đời ở tuổi 22

 Ilya Zhitomirskiy – một trong những nhà sáng lập trẻ của mạng xã hội Diaspora đã đột ngột mất vào ngày thứ bảy tuần vừa qua (12/11).

Nhóm sáng lập Diaspora (Ilya Zhitomirskiy là người đứng ngoài cùng bên trái)


 

Zhitomirskiy qua đời khi mới 22 tuổi. Nguyên nhân cái chết của anh vẫn chưa được công bố.

Zhitomirskiy cùng với 3 sinh viên đại học New York đã công bố một mã nguồn mở – được coi là “kẻ thách thức” Facebook – vào tháng 4 năm 2010. Họ cũng thiết lập quỹ Kickstarter và đã gom được 200.000$ để thực hiện dự án.

Dịch vụ mới này hiện đang ở giai đoạn “alpha”, nó được thiết kế đề cao quyền riêng tư cá nhân, cho phép người dùng tự lựa chọn máy chủ và kiểm soát dữ liệu trực tuyến được chia sẻ với các liên hệ khác. Trái ngược với Facebook lưu trữ toàn bộ dữ liệu của người dùng trong mạng riêng của mình, Diaspora khuyến khích người dùng tự xây dựng các bản đồ xã hội riêng và kết nối với các mạng xã hội khác như Twitter, Tumblr và Facebook.

Thay vì là một portal duy nhất như Facebook, Diaspora sẽ là một mạng máy tính phân tán, ở đó nhiều máy tính tách biệt sẽ kết nối trực tiếp với nhau, không cần thông qua một máy chủ trung tâm.Một khi được cài đặt, mạng này sẽ thu thập thông tin của bạn, kể cả Facebook profile nếu muốn. Diaspora có thể nhập các tweet, RSS feed, hình ảnh,… tương tự như cách làm của <>FriendFeed. Một plugin framework đã được lên kế hoạch nhằm mở rộng những khả năng này, thậm chí là nhiều hơn thế.

Máy tính của bạn, được gọi là “seed” (hạt giống) trong cài đặt của Diaspora, có thể tích hợp các dịch vụ kết nối theo nhiều phương thức mới. Khi làm bạn với người dùng khác, thì thật ra là bạn làm quen với một “seed” khác, về mặt kỹ thuật. Không hề có một máy chủ trung tâm nào quản lí những kết nối bè bạn đó, như cách mà Facebook đang làm hiện nay, ở đây chỉ có hai máy tính “nói chuyện” với nhau. Bạn bè cũng có thể chia sẻ thông tin, nội dung, đa phương tiện, và bất cứ thứ gì cho nhau, tất cả đều được bảo mật bằng mã hóa GPG. Vì không phải ai cũng rành về kỹ thuật để có thể tự cài đặt máy tính của mình thành một seed nên cũng đã có kế hoạch cung cấp dịch vụ turn-key có thu phí.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times vào năm 2010, người đồng sáng lập Diaspora Raphael Sofaer đã giải thích về dự án như sau:

Trong đời sống thực, chúng ta nói chuyện với nhau. Chúng ta không cần chuyển những thông điệp đó qua một trung tâm khác. Tất cả những gì Facebook đem lại cho người sử dụng là sự khó khăn khi thực hiện điều đó. Những trò chơi nhỏ, những “bức tường” (wall) nhỏ, những cuộc trò chuyện nhỏ, chúng không phải là điều hiếm hoi. Công nghệ này đã thực sự tồn tại.

Mục tiêu của Diaspora là thu hút được nhiều sự ủng hộ sau những tuyên bố đó. Ngay cả giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Facebook – Mark Zuckerberg cũng tặng tiền cho dự án này. Anh nói: “Tôi nghĩ những con người đang cố gắng làm dự án này thật tuyệt. Có cảm giác tôi nhìn thấy chính bản thân mình trong họ vậy. Đó cũng chỉ là một trong những cách tiếp cận của họ để làm cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn.”