Thiết bị công nghệ

[Đánh giá] Sony HMZ-T1 - Đưa rạp phim 3D lên sát tầm mắt

[Đánh giá] Sony HMZ-T1 - Đưa rạp phim 3D lên sát tầm mắt

Đã bao giờ bạn thử tưởng tượng sẽ thưởng thức 3D với một chiếc TV "treo" ngay trên đầu?

<> 
Mat Honan, blogger đang làm việc cho trang tin công nghệ nổi tiếng Gizmodo vừa có dịp dùng thử thiết bị 3D mới nhất từ Sony: HMZ-T1 (viết ngắn gọn là T1). Liệu thiết bị giải trí mới mẻ này có đáp ứng được nhu cầu của người dùng?

 

Ở một mức độ nhất định, thì việc ra đời của Sony T1 là một bước tiến dài tới việc hình thành một thế giới 3D mọi lúc mọi nơi. Không chỉ có vậy, T1 còn là một chiếc TV đeo trên đầu (wearable TV) theo đúng nghĩa đen. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta vẫn chưa thử sử dụng một chiếc wearable TV trong quá khứ. Những nói điều đó không có nghĩa là bạn nên tìm một thiết bị tương tự để sử dụng, vì ở thời điểm hiện tại, đa số wearable TV đều hoạt động không như mong muốn của người sử dụng.

 

Tuy nhiên với T1, định kiến cố hữu của những người đam mê công nghệ về những thiết bị như thế này đã bị loại bỏ.

 

Cảm quan


Về cảm quan ban đầu, thì Sony T1 trông khá ấn tượng. Hai màn hình OLED tái tạo hình ảnh độ phân giải 720p được đặt chính giữa mắt bạn. Tai nghe hai bên ôm trọn tai, hứa hẹn chất lượng âm thanh vòm tuyệt hảo.

Hai màn hình tách biệt của T1, hai bên là hai loa dạng chụp.
Phía trên màn hình có bộ phận giữ cố định vào trán.
 
Trước khi bắt đầu sử dụng T1, bạn sẽ phải bỏ ra chút thời gian để “cân chỉnh” thiết bị sao cho T1 vừa vặn với đầu mình nhất. Công việc này sẽ mất chừng 5 đến 10 phút. May mắn thay, Sony đã làm cho công việc tinh chỉnh trên T1 trở nên vô cùng dễ dàng. Bạn có thể đẩy hai bên loa lại gần hoặc ra xa màn hình, lên hoặc xuống, tùy thuộc vào vị trí tai của bạn. Hai dây chụp đầu có thể được nới lỏng hoặc kéo chặt lại. Một tấm đệm lớn trên T1 có nhiệm vụ giữ cố định thiết bị này bằng cách bám vào trán của người sử dụng.

Hai dây giúp giữ T1 cố định trên đầu người sử dụng.
  
Tín hiệu HDMI được một thiết bị nhận tín hiệu dạng "pass through" thu từ các thiết bị như PlayStation 3 hay đầu đọc Blu-ray rồi phát tới T1 bằng một đầu cáp khác. Đây là cách kết nối nhiều thiết bị T1 vào cùng một nguồn phát HDMI. Phía dưới màn hình 3D của T1 là cụm nút chỉnh âm thanh cũng như menu của chính thiết bị này. Tuy nhiên những gì bạn có thể làm với menu của T1 chưa có gì nhiều, ngoài những tùy chỉnh về âm lượng và chất lượng hình ảnh 3D thì với những tác vụ khác, bạn sẽ cần đến chiếc điều khiển từ xa quen thuộc.

Cụm nút phía dưới T1: Nút nguồn, phím chỉnh volume,
cụm nút menu và hai thanh gạt chỉnh màn hình.
  
Mặc dù mỗi màn hình chỉ rộng vài inch, nhưng khi đeo T1 lên, bạn sẽ có cảm giác như mình đang ngồi ở hàng ghế đặc biệt trong rạp chiếu phim! Bạn hoàn toàn có thể đảo mắt một chút sang hai bên mà vẫn có thể tập trung vào những gì đang diễn ra trên màn hình. Thế nhưng thật may mắn, hai màn hình của T1 không hề choán toàn bộ tầm nhìn của bạn.

Một trong hai màn hình được thiết kế bên trong Sony T1.
  
Mặc dù vậy, với thiết kế của T1, khi bạn nhìn lên hoặc nhìn xuống, bạn vẫn có thể thấy những gì đang diễn ra xung quanh mình. Điều này đồng nghĩa với việc đôi khi, ánh sáng bên ngoài vẫn có thế lọt vào bên trong và làm phiền việc thưởng thức 3D của bạn.

Vẫn có khe hở gây lọt sáng.

Ưu điểm


Đầu tiên, công nghệ được ứng dụng trong Sony HMZ-T1 vô cùng hứa hẹn. Thiết kế gọn gàng của sản phẩm, đối với một số người, là thứ khiến họ dám từ bỏ chiếc TV kềnh càng trong phòng khách nhà mình.

 

Chất lượng hình ảnh trên 2 màn hình của T1 cũng không có gì đáng phàn nàn. Những lỗi cơ bản trong quá trình phát hình 3D như ‘bóng ma’ (ghosting) hay "chồng ảnh 3D" (crosstalk 3D) đã bị loại bỏ nhờ cơ cấu hai màn hình tách biệt bên trong T1. Hai luồng hình ảnh phân cực (stereoscopic) chỉ được ghép lại bên trong não của người sử dụng. Vì thế mắt bạn sẽ không thấy bất kỳ lỗi hình ảnh nào khi xem phim hay chơi game cùng T1. Trong khi đó, ánh sáng và màu sắc hiển thị trên T1 khá sáng và rõ ràng, theo cảm nhận chủ quan của người thử nghiệm.

Kết hợp T1 cùng Sony PlayStation 3.
 
Tuy nhiên, bạn cũng đừng mong rằng mình sẽ được “đắm chìm” trong thế giới 3D cùng T1. Như đã nói ở trên, 2 màn hình của T1 không hề chiếm hết tầm nhìn của bạn. Xin đừng coi đây là nhược điểm của T1, vì nếu chuyện đó xảy ra, thì khi chơi một game hành động, chắc chắn bạn sẽ bỏ lỡ những gì đang diễn ra ở góc màn hình. Nhưng nói gì thì nói, việc xem phim hay chơi game cùng Sony T1 chắc chắn sẽ tuyệt hơn so với lúc bạn ngồi trước TV rất nhiều, kể cả khi đó là một chiếc LCD hay LED cỡ lớn.

… và Nhược điểm


Nhược điểm đầu tiên là phần âm thanh. Theo Honan, âm thanh từ T1 không khác nhiều so với một dàn loa 2.1 thông thường. Hiệu ứng âm thanh vòm nghèo nàn đã phần nào làm giảm độ “sung” của người sử dụng khi thưởng thức những bộ phim hay những tựa game đỉnh cao.

 
Như đã nói ở phần đầu bài viết, người sử dụng T1 cần kha khá thời gian để hiệu chỉnh thiết bị. Vì nếu không, T1 sẽ trượt trên mặt và đổ xuống mũi của bạn. Chưa kể, mặc dù có thiết kế (được cho là khá) gọn gàng, nó vẫn khá nặng để đội lên đầu. Bạn không thể đội nó trong suốt một thời gian dài. Sony đã nhận ra vấn đề này và đưa ra phương án giải quyết: Một thông báo dạng pop up sẽ hiện lên sau 3 tiếng đồng hồ liên tiếp T1 được bật, và sau 6 tiếng hoạt động liên tiếp, thiết bị sẽ tự động tắt.

Tư thế để sử dụng T1 tương đối thoải mái.
 
Khi đeo T1, người dùng sẽ cảm nhận rõ rệt cảm giác mỏi cổ cũng như đau ở vùng cổ khi sử dụng trong thời gian dài. Không chỉ có vậy, phần đệm giữ cũng tạo ra những vệt hằn lớn cho vùng trán của bạn.

 
Tính cơ động cũng là một điểm trừ của Sony T1. Hầu như bạn không thể rời khỏi ghế để đi đâu đó với T1 trên đầu, lý do dơn giản là nó đang được kết nối bằng đường cáp đến hộp phát sóng (pass through).

Bộ phát tín hiệu dành tiêng cho Sony T1.

 

Có đáng mua?


Câu trả lời là có, nhưng với điều kiện là bạn sở hữu một chiếc TV khác. Sony HMZ T1 đơn thuần chỉ là một món đồ chơi số, một món đồ chơi trị giá 800 USD. Chắc chắn sẽ có rất ít người cảm thấy hài lòng khi đây là chiếc TV chính của họ, vì nó quá chật chội, chưa kể những bất tiện xảy ra với những cổng cáp kết nối. Nếu là một người xem TV nhiều, thì T1 sẽ gây ra cho bạn không ít phiền toái cũng như những cơn đau nhức ở vùng cổ và trán.

 
Tuy vậy, thế giới 3D mà Sony T1 tạo ra vẫn rất tuyệt vời. Âm thanh không đến nỗi tệ, hình ảnh thậm chí còn tuyệt vời hơn. Khả năng trình diễn 3D của T1 thậm chí còn đủ khả năng qua mặt được cả những… rạp chiếu phim chuyên nghiệp, hay là những chiếc TV 3D tốt nhất hiện nay.
 

Truy cập ngay Solo.vn để sở hữu những sản phẩm khuyến mại đặc biệt nhân tuần lễ mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.