Nhịp sống số

Nokia tiết lộ thông tin về màn hình chống chói ClearBlack

Nokia tiết lộ thông tin về màn hình chống chói ClearBlack
id="post_message_14148919">
Màn hình ClearBlack là loại màn hình được Nokia nghiên cứu, chế tạo và áp dụng lên một số điện thoại của mình như Lumia 800, Lumia 900, N8, E7. Hiện nay màn hình ngày càng lớn hơn và được tích hợp tính năng cảm ứng, nhưng kèm theo đó là việc phản chiếu quá mức khi dùng dưới nguồn sáng mạnh, chẳng hạn như dùng điện thoại ở ngoài trời thì rất khó thấy nội dung hiển thị. Tăng độ sáng là một giải pháp, nhưng hạn chế nằm ở việc các màn hình lớn dùng quá nhiều năng lượng nên máy sẽ mau hết pin. Lớp phủ chống chói thì không có nhiều tác dụng lắm, do đó ClearBlack đã ra đời. Màn hình này gồm có nhiều lớp phân cực (polarize) để chống lại sự phản chiếu do ánh sáng quá mạnh. Các lớp này có nhiệm vụ loại bỏ ảnh phản chiếu, giống như tác dụng của các kính mát polarize hay kính lọc polarize dùng trên máy ảnh khi ta nhìn vào gương hay mặt nước.

Nokia tiết lộ thông tin về màn hình chống chói ClearBlack
Sơ đồ về đường đi của ánh sáng qua các lớp của màn hình ClearBlack


Ở màn hình ClearBlack, ánh sáng được "xử lí" nhiều lần hơn bởi các lớp phân cực. Có ba lớp ở trong một màn hình ClearBlack: lớp phân cực tuyến tính (linear polarizer), lớp "làm chậm phần tư" (quart retardation layer) và cuối cùng là bề mặt phản chiếu (reflecting surface). Khi ánh sáng đến màn hình, các bước sau đây được diễn ra:

1. Ánh sáng dao động tự do đến lớp phân cực tuyến tính, sau đó ánh sáng được phân cực theo chiều dọc (phân cực, giải thích một cách đơn giản, là chuyển hướng dao động sóng trong ánh sáng qua một hướng khác). Ban đầu, sóng ánh sáng dao động theo nhiều hướng trong không gian.
2. Sau đó, ánh sáng đến "lớp làm chậm đi một phần tư". Tại đây, ánh sáng được phân cực một lần nữa theo góc phần tư của hệ tọa độ dao động xy, ánh sáng sẽ dao động theo hình xoắn ốc, quay bên phải.
3. Đến mặt phản chiếu, cũng là màn hình, ánh sáng phản xạ lại và chuyển sang quay theo hướng trái.
4. Sau đó tia phản xạ lại đến lớp làm chậm một lần nữa, lúc này ánh sáng được phân cực theo phương ngang.
5. Cuối cùng, tia sáng gặp lớp phân cực tuyến tính. Vì đang dao động theo phương ngang nên nó sẽ bị chặn lại hoàn toàn.

Vậy tại sao áng sáng từ màn hình đến được với mắt người dùng mà không bị chặn? Đó là vì nó chỉ đi một nửa chặng đường, tức là từ màn hình xuyên qua lớp phản xạ và các lớp khác nên không bị phân cực. Chính vì thế nó có thể dễ dàng đi xuyên qua lớp cuối cùng.

Nokia tiết lộ thông tin về màn hình chống chói ClearBlack
Mô tả kĩ hơn về ánh sáng đi ở giai đoạn một trong màn hình ClearBlack. Giai đoạn hai thì ngược lại, nhưng bị chặn lại ở lớp cuối cùng


Theo Nokia Conversation


QUẢNG CÁO



CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ:

  • [CES 2012] Nokia chính thức giới thiệu Lumia 900, 4.3-Inch AMOLED, LTE (10/01)
  • Trên tay Nokia 700, điện thoại thông minh nhỏ nhất thế giới (14/11)
  • Nokia E7 chính thức phát hành, tiếp tục rò rỉ Nokia E6 (07/02)
  • [Video] Nokia và màn hình ClearBlack Display trên C6-01 và E7 (02/12)
  • Cảm nhận thực tế Macbook Pro 17" pin 8 tiếng (24/08)

CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC:

  • Phát triển biện pháp tránh thai cho nam giới bằng sóng siêu âm (07/02)
  • Đã khoan xong hồ Vostok 20 triệu năm tuổi dưới 4km băng (07/02)
  • Bạn có biết Trái Đất nhẹ hơn 50.000 tấn mỗi năm? (06/02)
  • Apple và tỉ lệ vàng, hình chữ nhật vàng, dãy Fibonacci trong thiết kế (05/02)
  • AMD để ngỏ khả năng sử dụng kiến trúc ARM (05/02)
  • Flash LED trong tương lai sẽ sáng hơn với chip mới từ ST (03/02)
  • Hồ Vostok vùi dưới 4km băng suốt 20 triệu năm sắp được khai mở (03/02)
  • Tàu IBEX của NASA thăm dò vật chất tại không gian liên sao (02/02)
  • CHIP House - Ngôi nhà xanh nhất thế giới, điều khiển bằng Xbox Kinect (30/01)
  • Qualcomm mua Pixtronix để cải tiến màn hình Mirasol (27/01)