Nhịp sống số

Vật liệu siêu dính lấy ý tưởng từ khả năng leo trèo của tắc kè

Vật liệu siêu dính lấy ý tưởng từ khả năng leo trèo của tắc kè
id="post_message_14533571">
Vật liệu siêu dính lấy ý tưởng từ khả năng leo trèo của tắc kè
Nhóm nghiên cứu (từ trái qua): Giáo sư Al Crosby, Dan King, Mike Bartlett (cầm trên tay tấm dính) và nhà sinh học Duncan Irschick

Chúng ta đều biết loài tắc kè có khả năng bám dính rất lạ thường và nó có thể leo lên mọi bề mặt thẳng đứng mà không gặp trở ngại gì. Vì vậy, mới đây một nhóm các nhà khoa học đã phát triển một loại vật liệu mô phỏng khả năng đặc biệt này với tên gọi Geckskin. Vật liệu có bề mặt phẳng, kích thước chỉ bằng tấm thẻ ghi chú nhưng có thể nâng giữ một vật nặng đến 700 cân Anh (318 kg) - đủ để treo một chiếc TV lên tường. Thêm vào đó, vật liệu cũng có thể được gỡ ra dễ dàng, không để lại vết bẩn và điều thú vị là ... nó không hoạt động theo cách mà bạn nghĩ.

Sở dĩ tắc kè có thể bò được trên tường bởi trên ngón chân của nó có hàng triệu sợi rất nhỏ giống lông cứng nhằm khai thác luật tương tác van der Waals, gây nên lực hút và lực đẩy ở cấp độ phân tử. Những nổ lực trước đây nhằm mô phỏng khả năng kì lạ của tắc kè đều chỉa mũi nghiên cứu vào những sợi lông cứng, từ đó tạo ra các vật liệu bám dính như băng dính có thể tái sử dụng đến hàng nghìn lần, hay robot tắc kè, robot leo tường, v.v... Tuy nhiên, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ đại học Amherst Massachusetts đã phát hiện ra rằng những sợi lông cứng không phải là yếu tố cần thiết để giải quyết vấn đề, nó chỉ là một phần trong khả năng đeo bám tốt của tắc kè.

Nhóm nghiên cứu gồm chủ yếu là các nhà khoa học polymer và nhà sinh học Duncan Irschick - người không ngừng quan sát và nghiên cứu về khả năng leo tường của tắc kè hơn 20 năm qua, đã phát hiện ra rằng sự hoạt động nhịp nhàng của da, xương và gân của tắc kè đã tạo ra hiệu quả bám dính đến khó tin.

Giáo sư Mike Bartlett thuộc nhóm nghiên cứu cho biết: Geckskin có khả năng bám dính nhờ vào việc dệt một tấm dính mềm vào một tấm vải cứng. Qua đó, tấm dính có thể xếp theo nếp trên một bề mặt có diện tích tiếp xúc tối đa. Tương tự như chân của tắc kè, phần da được dệt vào một bộ gân tổng hợp và thiết kế đàn hồi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ cứng và độ xoay linh hoạt. Thêm vào đó, điều quan trọng là tấm dính Geckskin sử dụng các vật liệu đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như polydimethylsiloxane (PDMS), qua đó, tiềm năng có thể phát triển thành một vật liệu dính giá rẻ, bền bỉ và có độ bám tốt.

Theo Irschick: "Thiết kế của Geckskin cho thấy sức mạnh hợp nhất thật sự của sự cải tiến đối với các ý tưởng thiết kế nhân tạo có thể giúp ích cho con người theo nhiều cách." Nhóm nghiên cứu cũng đang nhắm đến việc cải tiến Geckskin bằng cách tìm kiếm những bằng chứng rõ ràng hơn trong sự tiến hóa phần chân của tắc kè.

Vật liệu siêu dính lấy ý tưởng từ khả năng leo trèo của tắc kè

Tuy nhiên, dự án Geckskin do Trung tâm phát triên các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) tài trợ đã cho thấy những kết quả ấn tượng khi nhóm nghiên cứu trình diễn khả năng treo giữ của một tấm vật liệu Geckskin có kích thước 16 inch vuông (~ 103 cm vuông) đối với một chiếc TV 42-inch. Ngoài ra, Geckskin có thể được tách bỏ ra khỏi bề mặt thẳng đứng một cách dễ dàng và có thể tái sử dụng nhiều lần mà không bị mất tác dụng qua thời gian.

Phát minh thú vị của nhóm nghiên cứu đã được đăng tải trên phiên bản online của tạp chí Advanced Materials.

Theo: Gizmag & UMASS


QUẢNG CÁO