Khoa học & Đời sống

Vì sao tuyết lại rơi ở Việt Nam nhiều đến vậy?

Vì sao tuyết lại rơi ở Việt Nam nhiều đến vậy?

Miền Bắc Việt Nam đã chứng kiến những đợt rét bất thường trong những ngày qua. Không chỉ các địa điểm vùng núi như Sapa, Mẫu Sơn chìm trong tuyết, mà ngay cả khu vực Tam Đảo hay Ba Vì thời tiết cũng biến đối bất thường và bắt đầu xuất hiện băng giá.

Trước những biến chuyển xấu bất thường của thời tiết, câu hỏi mà nhiều người đặt ra là tại sao lại có tuyết rơi ngay cả ở một nơi chưa từng có tuyết như Hà Nội?

Hình ảnh tuyết rơi bất thường tại Nghệ An, một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ vốn được biết đến với gió lào, cát trắng. (Ảnh: Báo Nghệ An)

Về mặt khoa học, điều kiện để có tuyết phụ thuộc rất nhiều vào rất nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là độ ẩm và nhiệt độ không khí. Tuyết hình thành khi nhiệt độ không khí bằng hoặc thấp hơn 0 độ C (32 độ F), và trong không khí phải có độ ẩm. Bản chất của tuyết là hơi nước đóng băng, nên nếu không khí quá khô, tuyết sẽ không thể xuất hiện dù có lạnh đến bao nhiêu đi chăng nữa.

Tuyết hiếm khi xuất hiện tại Việt Nam bởi để có tuyết phải có sự phối hợp của cả 2 yếu tố gồm những đợt không khí lạnh tràn về ở tầng thấp kèm theo dòng tuyết ở tầng cao. Nếu chỉ có một trong hai yếu tố trên thì tuyết không thể xuất hiện. Và cả 2 yếu tố đó đều đã xuất hiện trong đợt rét bắt đầu từ đêm ngày 23/1, rạng sáng 24/1 vừa qua.

Điều đó đã khiến không chỉ tại thủ đô Hà Nội mà ngay cả những tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hoá cũng chứng kiến sự xuất hiện của băng tuyết. Cá biệt là tại Nghệ An, tuyết rơi thành lớp dày đặc phủ trắng mặt đường và cây cối dù địa phương này chưa từng bao giờ chứng kiến hiện tượng tuyết rơi.

Mưa tuyết bất thường cũng đã ghi nhận tại Hà Nội. 

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn, những hiện tượng như thế này không mang tính quy luật. Nó là biểu hiện của những hình thái thời tiết cực đoan mà biến đổi khí hậu Trái đất gây nên.

Nguyên nhân sâu xa của những thay đổi bất thường này là hiện tượng Elnino gây ra bởi việc nóng lên toàn cầu và những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.

Cùng với việc nóng lên của khí hậu Tr&aacuaacute;i đất, băng sẽ dần chảy ra ở cực Bắc, điều đó dẫn đến  khí hậu tại khu vực này cũng sẽ ngày một ẩm hơn. Độ ẩm cũng chính là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành nên tuyết.

Khi nhiệt độ ngày một nóng hơn, thể tích của không khí sẽ nở ra và tạo điều kiện cho độ ẩm trong không khí tăng lên. Lượng ẩm tăng cao vào mùa hè, khi gặp khí lạnh của mùa đông sẽ kéo theo đó những đợt tuyết rơi dày đặc hơn tại các vùng phía Nam.

Việt Nam là một trong những quốc gia gánh phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của hiện tượng biến đổi khí hậu. 

Nếu xét trên bình diện quốc tế, việc trời trở lạnh bất thường, tuyết rơi ở Việt Nam và những cơn bão tuyết lớn đổ bộ trên toàn nước Mỹ còn bởi sự xuất hiện của một yếu tố mang tên hiện tượng dao động Bắc Cực (Arctic Oscillation - AO).

Dao động Bắc cực ảnh hưởng đến số lượng các khối không khí Bắc cực thâm nhập vào phía nam. Dưới tác động của nhiều yếu tố, dao động Bắc Cực lần này tạo nên một áp suất lớn quanh vùng cực, đẩy khối không khí lạnh xuống các vùng vĩ độ thấp hơn.

Kết quả của điều này là vùng cực sẽ có mùa đông lạnh hơn rất nhiều. Không khí lạnh ở vùng trung tâm Siberia (Nga) tràn qua Trung Quốc đã gây ra đợt rét kỷ lục trong 30 năm qua ở nước này, nhiệt độ thấp nhất xuống gần -48 độ C, phần lớn diện tích đất nước bị băng bao phủ. Luồng không khí này sau đó cũng tràn qua Việt Nam. Dù đã yếu đi đáng kể nhưng nó vẫn gây ra đợt rét khốc liệt ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

 

Tổng hợp những địa điểm có tuyết rơi bất thường tại Việt Nam

(Techz.vn) Dưới đây là danh sách những địa điểm đã ghi nhận hiện tượng băng tuyết xuất hiện bất thường những ngày qua. Điều đáng nói là có những địa điểm thuộc khu vực miền Trung, nơi chưa bao giờ xuất hiện băng tuyết trong lịch sử.