Điện thoại

Trên tay Asus FonePad: Điện thoại 7" giá tốt

Trên tay Asus FonePad: Điện thoại 7

Trước đây, Asus không phải là thương hiệu đầu tiên khi bạn nói về máy tính bảng, tuy nhiên thời gian gần đây những cái tên như Asus Transformer, Asus Memopad hay sản phẩm đình đám gần đây như Google Nexus 7 có lẽ đã quá quen với dân yêu công nghệ. Liệu sản phẩm mới nhất của Asus – Asus FonePad có gì hay để người tiêu dùng phải móc hầu bao của mình?

Tin liên quan:

 

Mở hộp:

Hộp máy vẫn phong cách hộp máy mỏng  gọn tinh tế như các dòng sản phẩm tablet, utrabook  của Asus. Chiếc hộp của FonePad mình đánh giá cao hơn hộp của Nexus 7 vì nó… dễ mở hơn nhiều.

Phụ kiện kèm theo máy khá đơn giản chỉ bao gồm 2 sách hướng dẫn, cáp Usb và sạc Asus

Thân máy:


Ấn tượng đầu tiên của mình về “ chiếc điện thoại lai” này là phần mặt lưng bằng kim loại khá “cool” sau máy. Nắp lưng kim loại này chiếm hầu hết diện tích mặt sau của máy, có khả năng chống dấu vân tay rất tốt. Đây có lẽ đây là một trong những điểm nhấn của sản phẩm này, nó cho người sử dụng cảm giác sang trọng cho dù  giá sản phẩm chỉ dưới 6 triệu đồng. Tuy nhiên mặt lưng lại khá trơn nên mình có chút cảm giác lo lắng có thể làm rơi chiếc FonePad này.

 Phần Lưng FonePad gồm 2 phần chính:

-        Phần nắp trên máy bằng nhựa để che micro sim và thẻ nhớ, miếng nhựa này cũng gắn kèm luôn các ănten của máy. Nắp nhựa này gắn vào máy nhờ lẫy,tuy nhiên việc tháo lắp khá dễ dàng và nắp nhựa cũng được khít  với chặt với thân máy. Mình đánh giá cao sự tỉ mỉ này của Asus.

 

-        Phần thân chính của máy gồm có camera chính 3.0MP, logo Asus in chìm ,logo của intel và loa. Mình thích kiểu phần logo Asus in chìm này  và càng thích hơn logo intel inside bên dưới. Logo intel làm cho chiếc FonePad trở nên đặc biệt hơn khi mà trên thị trường  đa phần các thiết bị android trên thị trường đều dùng chip ARM. Biết đâu đấy một anh chàng mê  hitech nào đó sẽ mua FonePad chỉ vì cái logo này?

Tổng quan thiết kế:

Theo cảm nhận chủ quan của mình về máy thì FonePad khá mỏng nhưng hơi nặng tay. Máy có thể cầm bằng 1 tay tuy nhiên dùng cả 2 tay cầm máy vẫn thấy thoải mái, an toàn và dễ sử dụng nhất.

Máy bố trí nút nguồn và ở cạnh phải của máy, điều này nghĩa là nếu bạn thuận tay phải thì hơi khó sử dụng các nút này. Các nút này được làm cùng chất liệu với vỏ máy, mình thấy là khá đẹp,cảm giác nhấn phím tốt.

Phần cạnh dưới máy gồm có loa ,cổng usb , mic và giắc cắm tai nghe 3.5. tất cả các chi tiết này và các cạnh máy đều được bo tròn kỹ lưỡng.

 

 

Mặt trước máy gồm có chiếc camera 1.2 MP , loa thoại, các cảm biến và logo Asus ở bên dưới.

 

Cảm nhận của mình về mặt trước máy lại không được hoàn hảo lắm, viền màn hình hơi lớn làm màn hình cảm ứng 7” của FonePad có vẻ nhỏ đi một phần. Phần màn hình cảm ứng máy không có khả năng chống dấu vân tay nên  máy có vẻ hơi nhem nhuốc đi sau 1 buổi review.

Một điểm đáng tiếc nữa của máy đó là phần viền màn hình được làm từ nhựa , nên sẽ dễ xuất hiện các vết xước nếu bạn để xảy ra va chạm với phần này.

 

Phần cứng:

Điểm nhấn đầu tiên của chiếc FonePad này là sử dụng cpu Intel Atom Z2420 đơn nhân với 2 luồng xử lý (Hyper-Threading) 1,2 GHz chạy trên nền X86 khác với các chip snapdragon hay mediate mà ta thường thấy trên thị trường . Cá nhân mình nhận thấy cpu này cho hiệu năng tương đối ổn, tương đương với cái cpu 2 nhân đời đầu . Cpu này kết hợp với ram 1g , và GPU: PowerVR SGX540 cho hiệu năng máy là khá ổn. Các trải nghiệm cơ bản của mình trên máy về đọc sách, lướt web, xem phim HD hay một vài game cơ bản như AS7 , Racging Thunder… đều ổn.

      Màn hình 7” của FonePad sử dụng tấm nền IPS với độ phân giải 1280x800 (213dpi) cho hình ảnh với màu sắc và độ nét tốt góc nhìn màn hình khá rộng , tuy nhiên màn hình có vẻ chống lóa không được tốt lắm.

Loa máy khi mở maximum thì mình thấy âm thanh vẫn khá tốt,không có hiện tượng rè méo tiếng, được biết máy sử dụng công nghệ Sonic Master cho trải nghiệm âm thanh của FonePad.

Camera tích hợp trong FonePad  gồm 1 camera chính 3MP và một camera phục vụ videocall 1.2MP. Nhìn chung camera trước giờ chưa từng là thế mạnh của table, FonePad cũng không ngoại lệ. Hình ảnh chụp từ FonePad tương  đối ổn nhưng màu sắc hơi nhợt nhạt.

Tính năng đàm thoại là một điều thú vị với chiếc tablet này, FonePad tích hợp đầy đủ khe micro-sim, khe cắm thẻ nhớ, các cảm biến tiệm cận và cả 2 chiếc mic ở đầu và cuối máy cùng công nghệ giảm tiếng ồn. Tuy nhiên dùng có lẽ chả mấy ai sử dụng chiếc fonepad này để nghe gọi trực tiếp cả và sử dụng tai nghe bluetooth mình thấy hợp lý hơn.

Ứng dụng:

Fonepad mặc định chạy hệ điều hành Android 4.1.2 với giao diện gốc từ google, tuy nhiên Asus vẫn thêm vào máy nhiều ứng dụng độc quyền của hãng như ASUS Splendid, superNote lite, webStorage…

Sự khác biệt về nền tảng cpu x86 của FonePad đôi khi có thể tạo ra sự khác biệt nhỏ về phần mềm, tuy nhiên sự khác biệt này không đáng kể và hoàn toàn có thể khắc phục được.

Pin:

Mình không có điều kiện sử dụng máy lâu nên chưa test pin được, tuy nhiên mình vẫn cảm nhận được pin máy có vẻ khá trâu, khi mình bắt đầu test đến lúc test xong máy mất khoảng 15% pin trong hơn 3h đồng thời máy chạy khá mát trong suốt thời gian test. Tham khảo trên mạng mình cũng nhận được nhiều phản hồi tốt của nhiều bạn về pin của sản phẩm này.

Kết luận:

Nhìn chung, cảm nhận ban đầu về chiếc Asus Fonepad này của mình là khá tốt. Mức giá chưa đầy 6 triệu đồng cho một chiếc tablet có đầy đủ tính năng của một chiếc điện thoại là hoàn toàn chấp nhận được. Mỗi sản phẩm của Asus đều có nhưng nét  độc đáo riêng và FonePad tất nhiên không phải là sự lựa chọn tối ưu nhất nhưng cũng không phải là sản phẩm mờ nhạt trên thị trường android hùng hậu hiện nay.

Thanh Tuấn