Nhịp sống số

Thị trường viễn thông Việt Nam đầy hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài

Thị trường viễn thông Việt Nam đầy hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài

Thị trường viễn thông tại Việt Nam trong suốt thời gian qua đã luôn có những biến đổi liên tục. Phần lớn các đại gia trong ngành viễn thông đã gặt gái được rất nhiều thành công, không ngừng nâng cấp, tiến xa hơn nữa và đem lại lợi nhuận rất cao. Đại diện trong những thương hiệu lớn phải kể đến đầu tiên, đó chính là Viettel, cùng với VNPT và MobiFone. Tất cả thương hiệu trên hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, đều có số lượng thuê bao rất lớn, cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ khác nhau.

Bên cạnh đó, làng công nghệ trong nước cũng đã từng chứng kiến vài tên tuổi cũng rất quen thuộc, nhưng dường như đã đi sai chiến lực, chất lượng dịch vụ và nội dung chưa đủ thỏa mãn sự kỳ vọng của khách hàng, dẫn đến việc phải chấp nhận rút lui khỏi thị trường viễn thông. Và cùng với đó, một số nhà mạng di động trong nước cũng đã chuyển đổi cơ cấu, sát nhập với những tên tuổi như Viettel, VinaPhone và MobiFone.

Sự kiện nổi bật nhất về một nhà mạng đã bị giải thể, đó chính là thương hiệu S-Fone. Theo thông tin ghi nhận, sau khi chuyển đổi công nghệ CDMA thành GSM, Vietnamobile – tiền thân là HT-Mobile đã “gửi” tất cả các thuê bao của mình sang cho S-Fone trong vòng 2 tháng do cùng băng tần, nhằm mong muốn tìm hướng đi đúng, cạnh tranh với các nhà mạng lớn như Viettel, VinaPhone và MobiFone. Tưởng chừng như đây sẽ là tín hiệu đáng mừng, thế nhưng, đây lại là hồi báo nhằm đưa tên tuổi nhà mạng S-Fone chính thức khai tử thương hiệu nhà mạng CDMA cuối cùng ở Việt Nam vào tháng 7 năm 2012.

Thị trường viễn thông trong thời gian gần đây

Quay trở lại thời gian hiện tại, Việt Nam đã đạt được mốc 24 triệu thuê bao trong quý 4/2015 và doanh thu khoảng 15,57 tỷ USD vào năm ngoái. Trong năm 2015 vừa qua, Viettel đang ở vị trí số 1 với tổng doanh thu đạt ngưỡng 9.94 tỷ USD, tăng hơn 13% so với năm 2014, đem lại lợi nhuận cho công ty tăng 8.5% so với năm trước, đạt 2.04 tỷ USD. Bên cạnh đó, MobiFone đã doanh thu 1.8 tỷ USD, đem lại lợi nhuận 370 triệu USD, lợi nhuận trên vốn ROE (Return On Equity) vượt qua mục tiêu đề ra trước đó gần 50%.

Ngay cả tân binh Vietnamobile gần đây cũng đã công bố đạt gần 11 triệu thuê bao năm 2015, giúp công ty đem lại doanh thu gần 442 triệu USD. Đây là một con số khá ấn tượng cho một thương hiệu Hà Nội Telecom.

Cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài?

Thị trường Việt Nam trong năm 2015 vừa qua, số lượng người sử dụng Internet băng thông rộng đạt 7.6 triệu người, người dùng Internet chiếm 52% dân số. Trong khi đó, khu vực phủ sóng điện thoại di động cũng đã nâng lên mức 94%. Điểm nổi bật trong năm qua, đó chính là việc tái cơ cấu tập đoàn VNPT và MobiFone, giúp cải thiện uy tín trong mắt người tiêu dùng và nhà đầu tư.

Tính đến thời điểm hiện tại, cơ sở hạ tầng mạng di động của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm cần nâng cấp, cải tiến mới mong đáp ứng những tính năng mới nhất mà một thiết bị di động đã và đang hỗ trợ. Điều này đã minh chứng, cơ sở hạ tầng đã giúp Ấn Độ trở thành thị trường cuốn hút đối với 5BARz International của Mỹ, đã hợp tác với các hãng viễn thông địa phương để phân phối công nghệ của họ. Nhờ vậy, đây chính là điểm dẫn đến việc sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam.

 

Ứng dụng CNTT và viễn thông trong phòng chống thiên tai

Hôm qua 28/11 tại Hà Nội, Bộ TT&TT, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và Viettel phối hợp khai mạc khoá đào tạo Ứng dụng CNTT-VT trong phòng chống thiên tai.