Khoa học & Đời sống

Nếu là người cực thông minh, bạn sẽ gặp 6 nỗi khổ này

Nếu là người cực thông minh, bạn sẽ gặp 6 nỗi khổ này

Câu trả lời là điều đó chưa chắc đã đúng. Trong tiểu thuyết kinh điển Tội ác và trừng phạt, tác giả Fyodor Dostoyevsky đã viết: “một hành động thông minh đòi hỏi hơn cả sự thông minh. Câu nói có vẻ khó hiểu, nhưng những ai có trí thông minh cao sẽ hiểu chính xác điều tác giả muốn nói là gì. Sự thông minh, có vẻ như không hề có khuyết điểm nào cả, tuy nhiên lại khá bất ngờ. Trong hơn 100 câu trả lời từ cuộc khảo sát của Quora vào năm ngoái thì có đến 6 vấn đề tồn tại của những người có trí thông minh cao; 6 điều mà những người cực thông minh sẽ vô cùng hiểu rõ vì chính sự hoàn hảo của mình.

1. Bạn hiểu rằng còn quá nhiều điều mình chưa biết

Những người cực thông minh luôn có một sự đánh giá nhất định hiểu biết và thiếu sót của họ, mà những người kém thông minh hơn thì không. Họ luôn biết rằng họ sẽ không biết tất cả mọi thứ, và họ hiểu “tất cả” theo nghĩa đơn giản bởi vì họ biết khả năng của mình ở đâu. Họ cũng sẽ không cảm thấy vui vẻ, hài lòng gì với những gì đã biết. Đơn giản mà nói thì đó chính là “điếc không sợ súng”: nếu bạn không kết luận được những gì bạn không biết, thì cũng chẳng có lý do gì để bạn buồn phiền vì điều đó.

Mike Farkas từng viết rằng: "Trí thông minh có thể trở thành một lời nguyền khi bạn càng biết nhiều thì bạn lại càng cảm thấy mình chẳng biết được bao nhiêu". Điều này gợi nhớ tới một nghiên cứu kinh điển của Justin Kruger và David Dunning, trong đó chỉ ra rằng người càng kém thông minh thì càng đánh giá cao khả năng nhận thức của mình và ngược lại.

2. Những người cực thông minh có xu hướng suy nghĩ quá nhiều

Vấn đề suy nghĩ quá nhiều có mối ràng buộc liên quan tới vấn đề 1, đó là: biết rõ bạn sẽ không bao giờ biết mọi thứ. Việc suy nghĩ quá nhiều là kết quả của việc hay trầm tư và lo lắng, và là một tính cách đặc trưng của những người quá thông minh. Luôn trong trạng thái suy nghĩ quá nhiều, thích phân tích, và quan tâm tò mò với những vấn đề xung quanh, khiến cho họ giống như bị khủng bố suy nghĩ và cảm thấy khó thịu, căng thẳng.

Thật vậy, một nghiên cứu tiến hành trên phạm vi rộng lớn được công bố vào năm 2015 cho thấy trí thông minh thực sự có mối liên quan sự lo lắng và sự trầm ngâm suy nghĩ.

3. Mọi người sẽ cảm thấy khó chịu khi bạn cứ liên tục sửa sai họ

Thường thì trong hội thoại không đòi hỏi đến việc quá chính xác, nhưng những người quá thông minh thì sẽ cảm thấy khó chịu trong những trường hợp đó. Những người không thích bị sửa lưng nói chung, và những người cực thông minh thường khó tính và có thể làm mích lòng trong việc cố sửa những lời nói của người khác trong những cuộc nói chuyện thường ngày.

Chuyên gia Raxit Karramreddy cho biết: "Khi bạn cố gắng sửa sai ai đó quá nhiều, họ sẽ ngừng giao du hoặc ngừng nói chuyện với bạn".

4. Bạn thấy không cần thiết để kiên trì

Những người quá thông minh thường không phải làm việc quá chăm chỉ như những người khác để đạt được mục đích. Trong khi điều này có vẻ như một điểm cộng cho những người siêu thông minh, nhưng nó lại dẫn đến việc phát triển một ý thức làm việc quá kém. Điều này có nghĩa rằng khi những thử thách nảy sinh đến với những người có trí tuệ này, thì họ lại thực sự không biết làm cách nào để cố gắng tập trung trong việc vượt qua khó khăn 1 cách thành công.
Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy việc tương quan giữa sự chân thành – 1 cách nói khác là bạn cố gắng thế nào để làm việc – và sự thông minh lại là một điều tiêu cực.

5. Mọi người quá kỳ vọng vào bạn

Tương tự với điều #4, trí thông minh cao sẽ giúp bạn trở thành một người làm việc giỏi, vì vậy người khác luôn cho rằng bạn sẽ luôn đạt được những thành quả tốt. Điều này tạo thành một con dao 2 lưỡi đối với những người thông minh: bạn sẽ cảm thấy mình PHẢI luôn làm thật tốt nhất có thể, tạo nên sự căng thẳng quá độ, và khi bạn không làm được điều gì đó, bạn sẽ cảm thấy bạn đã làm những người kỳ vọng vào năng lực của bạn bị thất vọng. Hơn nữa, bạn còn cảm thấy hoảng sợ về việc làm việc không tốt, khiến bạn bị căng thẳng. Psychology Today (Tâm lý học ngày nay) đã thảo luận về vấn đề này như một “gánh nặng tiềm năng”.

6. Lựa chọn tình yêu của bạn rất khó khăn

Điều cuối cùng, việc tìm kiếm tình yêu của bạn đòi hỏi một chút khắt khe hơn so với những người bình thường. Bởi vì bạn cẩn trọng nhiều hơn, phân tích nhiều và suy nghĩ độc lập hơn những người khác nên thường có xu hướng bị hiểu nhầm là người lạnh lùng và chảnh. Ngoài ra, nhiều lúc bạn thiếu tự nhiên khiến người đối diện mất hứng thú.

 

Triết lý con gián: Kẻ sống sót sau cùng không phải là kẻ mạnh, thông minh hay tài giỏi mà là người thích nghi tốt nhất!

(Techz.vn) Dù bạn có tài giỏi, thông minh đến đâu, nếu không thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường, tất yếu bạn sẽ bị đào thải. Cùng xem những bài học xương máu dưới đây và ngẫm.