Laptop

Mổ bụng Macbook Air 2013 : cùng khám phá pin trâu chip khủng

Mổ bụng Macbook Air 2013 : cùng khám phá pin trâu chip khủng

Trong buổi  khai mạc Hội nghị các nhà phát triển WWDC 2013 của Apple, một trong những tâm điểm của ngày hôm đó là sự xuất hiện phiên bản mới 2013 của Macbook Air. Với phiên bản lần này, Apple đã có rất nhiều những cải tiến đối với sản phẩm của mình.


 

 

Thiết kế của Macbook Air dường như vẫn vậy, vẫn là một thiết kế thể hiện được sự thanh thoát, mảnh mai và sự cầu toàn trong từng chi tiết của những người tạo ra nó. Với thiết kế siêu mỏng, siêu nhẹ và hợp thời trang, kể cả trong một vài năm tới thiết kế này vẫn cứ là đỉnh cao trong gu thẩm mỹ của rất nhiều người. Apple đã rất khôn ngoan khi biết rằng đâu là những điểm cần thay đổi, và họ đã làm rất tốt những việc mà họ phải làm.

Trong phiên bản mới của Macbook Air lần này, một trong những thay đổi quan trọng nhất là thời lượng pin của máy. Với dung lượng lên tới 7150mAh, thời lượng pin của Macbook Air đã được tăng cường lên đáng kể. Điều này giúp cho nó có thể duy trì hoạt động trong khoảng thời gian từ 5 đến 9 giờ đối với phiên bản 11 inch và từ 7 đến 12 giờ với phiên bản 13 inch của máy .

Một sự thay đổi đáng kể khác là việc tích hợp bộ vi xử lý hoạt động trên nền tảng kiến trúc Haswell lên phiên bản lần này. Đây là nền tảng kiến trúc mới được phát triển bởi Intel, tiếp theo sự thành công của các nền tảng vi xử lý Sandy Bridge và Ivy Bridge trước đó. Hiệu suất của CPU hoạt động trên nền tảng kiến trúc Haswell được đánh giá là tốt hơn so với nền tảng Ivy Bridge đến 2 lần. Với nền tảng vi xử lý mới nhất này, Macbook Air phiên bản 2013 sẽ được tăng cường đáng kể khả năng xử lý đồ họa cùng thời lượng pin tối đa của máy. Hiệu năng của bộ xử lý đồ họa trên phiên bản Macbook Air lần này sẽ được cải thiện hơn rất nhiều với sự xuất hiện của bộ xử lý đồ họa tích hợp HD5000 thay thế cho HD4000 được sử dụng trên nền tảng Ivy Bridge trước đó.

Và giờ chúng ta hãy cùng thử mổ bụng Macbook Air 2013 để xem Apple đã có những thay đổi gì mới trên phiên bản này :


Có thể thấy Apple không có sự thay đổi nào về hình thức với phiên bản Macbook Air 2013 lần này.

Cạnh phải của Macbook Air 2013 với cổng USB 3.0, khe đọc thẻ nhớ SD cùng cổng Thunderbolt.


Có thể thấy rõ tên Model A1466 (trong ngoặc đỏ) ở mặt dưới của máy

Giờ chúng ta sẽ cùng bắt tay vào mở máy


Những hình ảnh đầu tiên về nội thất bên trong MacBook Air đã xuất hiện


Hãy cùng so sánh giữa phiên bản 2012 (bên trái) và phiên bản 2013 (bên phải)

Chúng ta có thể thấy :

Bộ nhớ SSD trên phiên bản 2013 được thiết kế nhỏ hơn

Airport card trên phiên bản mới lần này đã được nâng cấp

Trên phiên bản lần này không thấy hệ thống trung tâm điều khiển (PCH- Platform Controller Hub) riêng biệt do nó đã được chuyển vào đặt bên cạnh CPU trong bo mạch chính. 

Xuất hiện ống tản nhiệt mới

Vị trí của cổng kết nối tới dây loa có sự thay đổi 

Chiếm phần lớn diện tích lớp ngoài cùng là pin của máy


Macbook Air sở hữu pin 7.4V với dung lượng 7150 mAh, thay vì 7.3V với dung lượng 6700 mAh ở phiên bản trước đó

Chúng ta hãy cùng xem có gì tiếp theo dưới lớp pin này


Trên hình là bộ nhớ SSD với giao diện PCI Express giúp tốc độ xử lý của Macbook Airt tăng đến 45% so với phiên bản cũ


Giao diện PCI Express của Samsung được sử dụng để thay thế cho SATA của Toshiba giúp cải thiện đáng kể tốc độ bus dữ liệu của hệ thống.


Tiếp theo là bo mạch chứa bộ kết nối không dây của máy


Air port card sử dụng chuẩn kết nối không dây thế hệ mới 802.11ac


Phần được viền màu đỏ là chip BCM4360 với khả năng thực thi cùng một lúc 3 luồng dịch vụ (Stream) với tốc độ lên tới 1.3 Gbps. BCM4360 hỗ trợ thu và phát Wifi, Bluetooth 4.0 do vậy nó hoạt động trên cả 2 băng tần băng gốc và vô tuyến.

Phần được viền màu cam là IC SE5516 của Skyworks hỗ trợ đầy đủ các tiêu chuẩn  a/b/g/n/ac của một mạng Lan vô tuyến (WLAN). Nhiệm vụ của nó là thực hiện khuyếch đại công suất tín hiêu, phân tách sóng, lọc, chuyển đổi chức năng giữa phát và thu.

Loa được bố trí dọc theo 2 cạnh bên của chiếc Macbook Air, bên trên nó là lớp pin đã được tháo ra từ trước 


Cặp loa này hỗ trợ tính năng âm thanh nổi stereo


Bo mạch chứa các cổng kết nối Input/Output của máy.


Các đường cable sẽ giúp kết nối giữa bo mạch chủ với bo mạch chứa các cổng kết nối .


Và đây là hình ảnh chi tiết hơn của nó.


Tiếp theo là đến bộ thu âm microphone.

MacBook Air sử dụng 2 mic thay vì 1 mic như phiên bản trước đó, điều này giúp cho nó có thể loại bỏ tiếng ồn một cách tốt hơn.

Cận cảnh 2 bộ thu âm Mic được sử dụng trên Macbook Air.


Tiếp theo hãy cùng khám phá bo mạch chủ của máy.


Bo mạch chủ của MacBook Air được thiết kế rất hợp lý với bộ vi xử lý hoạt động trên nền tảng thứ 4 Haswell của Intel.

Ống tản nhiệt được phủ lên toàn bộ vùng trung tâm của bộ vi xử lý, trong đó có cả sự xuất hiện của trung tâm điều khiển hệ thống PCH bên cạnh bộ vi xử lý CPU thay vì nằm bên ngoài bộ tản nhiệt như ở phiên bản trước.  Ngoài ra, quanh CPU còn được bôi thêm một lớp keo tản nhiệt, nhiệm vụ của lớp keo này là giúp trám vào chỗ trống giữa CPU và bộ tản nhiệt. Việc này sẽ giúp quá trình tản nhiệt diễn ra nhanh hơn do lớp keo này sẽ đóng vai trò dẫn nhiệt thay cho lớp không khí có khả năng dẫn nhiệt kém.

Trong hình là các thành phần chính trên bo mạch chủ của MacBook Air

Phần màu đỏ là bộ vi xử lý Core i5 Dual Core 1.5 GHz

Phần màu cam là trung tâm điều khiển hệ thống (PCH) của Intel

Phần màu vàng là chip Z246TA38 của Intel giúp hỗ trợ việc điều khiển giao diện Thuderbolt

Màu xanh lá cây là chip GL3219

Màu xanh da trời là chip LT3957 sử dụng công nghệ tuyến tính với khả năng quản lý hoán vị

Trong hình là bảng track pad với rất nhiều chip điều khiển ở bên dưới

 

Và sau khi thực hiện tất cả các bước trên, giờ là lúc chúng ta ngắm lại tác phẩm của mình

Nếu có điều gì đáng tiếc để nói về Macbook Air, có lẽ điều đáng tiếc nhất là sự thiếu hụt cổng kết nối HDMI cùng việc công nghệ màn hình độ phân giải siêu cao Retina vẫn chưa được áp dụng lên phiên bản mới lần này. Tuy nhiên với việc thời lượng pin được cải thiện đáng kể, sự xuất hiện của nền tảng kiến trúc Haswell cùng việc tích hợp thêm tiêu chuẩn WiFi thế hệ mới, Apple chỉ còn thiếu một chút nữa trong bước đường tiến tới sự hoàn hảo của mình. Tin rằng, một phiên bản mới hơn nữa của Macbook Air tích hợp công nghệ màn hình Retina cho năm tới sẽ là câu trả lời hoàn hảo cho những gì còn thiếu sót.