Khoa học & Đời sống

Loại bỏ HIV bằng công nghệ chỉnh sửa gen

Loại bỏ HIV bằng công nghệ chỉnh sửa gen

Tuy nhiên, một mình CRISPR không thể loại bỏ hoàn toàn HIV và virus DNA của nó. Trong một nghiên cứu mới, Khalili và cộng sự đã kết hợp công nghệ chỉnh sửa gen với phiên bản nâng cao của các loại thuốc ức chế virut thường được sử dụng để điều trị HIV và có thể loại bỏ hoàn toàn HIV khỏi mô hình động vật.

Loại bỏ virus khỏi cơ thể giúp loại bỏ căn bệnh này một cách hiệu quả. HIV tích hợp DNA của chính nó xâm nhập vào các tế bào mà nó lây nhiễm và sử dụng chúng để tạo ra nhiều bản sao của virus. Khalili nói: “Chúng tôi xem căn bệnh này là một căn bệnh di truyền. Và nếu nó đã là một căn bệnh di truyền, thì cần phải có một chiến lược di truyền.”

HIV  hiện đang được điều trị bằng thuốc kháng virus, loại bỏ lượng HIV hiện có và ngăn chặn virus nhân bản. Các loại thuốc này có hiệu quả cao, nó duy trì sức khoẻ con người và giảm khả năng lan truyền virus. Tuy nhiên loại thuốc này không thể chữa khỏi hoàn toàn HIV: virus vẫn nằm im trong các tế bào trên khắp cơ thể và nếu bệnh nhân ngừng dùng thuốc, virus sẽ lan truyền trở lại. Ngoài ra, loại thuốc này còn có thể đi kèm với các tác dụng phụ cũng như không có sẵn mọi lúc trên toàn thế giới.

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, một phương pháp điều trị kháng retrovirus có tác dụng kéo dài được phát triển bởi đồng tác giả: Chủ tịch Khoa Dược & Khoa học Thần kinh Thực nghiệm và Giám đốc Trung tâm điều trị bệnh thoái hoá thần kinh tại Đại học Trung tâm y tế Nebraska. Phương pháp điều trị này được gọi là LASER ART (liệu pháp kháng retrovirus tác dụng chậm hiệu quả lâu dài).

Trong tổng số 23 con chuột được điều trị bằng phương pháp phối hợp 9 con có thể loại bỏ hoàn toàn HIV. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một loạt các xét nghiệm, bao gồm cấy ghép tuỷ xương (nơi virus có thể tồn tại) của những con chuột được điều trị vào những còn chuột khoẻ mạnh để xác nhận rằng không còn HIV. Nghiên cứu này là bước đi ban đầu để xem liệu sự kết hợp này có hiệu quả hay không. Nghiên cứu trong tương lai sẽ xác định lại thời gian và liều lượng phân phối thuốc để xác định phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Nhóm nghiên cứu đang thử nghiệm phương pháp điều trị của họ trên các mẫu khỉ, với kế hoạch chuyển sang thử nghiệm trên người vào mùa hè tới nếu tiến trình thuận lợi.

Tuy nhiên, thành công trong các mô hình động vật không đảm bảo rằng phương pháp điều trị này sẽ có hiệu quả ở người. Khalili hy vọng việc điều trị vượt qua được các thử nghiệm lâm sàng và được sự chấp thuận của Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm.

 Theo: POPULAR SCIENCE