Thủ thuật công nghệ

Hướng dẫn tải các driver laptop của tất cả hãng sản xuất

Hướng dẫn tải các driver laptop của tất cả hãng sản xuất

  Khi cài lại hệ điều hành, những laptop nào có tặng kèm đĩa driver thì thật là một điều tuyệt vời, nhưng nếu là “cố tình” không tặng, bạn sẽ làm gì khi cài lại máy? 

download-driver-cho-laptop

Sở dĩ trước đây, khi mua laptop chúng ta thường được tặng kèm đĩa driver là vì lúc ấy internet chưa mạnh mẽ và gần gũi như hiện nay. Còn hiện tại, đa số các máy bán ra đã không còn đĩa CD Driver theo kèm, vì các hãng đã đưa chúng lên server lưu trữ dữ liệu của họ, khi cần dùng đến chúng ta chỉ việc vào website của hãng tìm đến thư viện <>HỖ TRỢ là đã có thể tải về driver mới nhất theo đúng cấu hình máy. Động thái này giúp các hãng sản xuất tiết kiệm chi phí và người dùng nhận được các tính năng mới nhất thông qua các thư viện hỗ trợ này và chúng được cập nhật thường xuyên.

<>HỖ TRỢ ASUS

download-driver-cho-laptop

Trang web hỗ trợ người dùng của Asus

Vào trang dịch vụ hỗ trợ khách hàng của Asus để tải về driver phù hợp với model chúng ta đang sử dụng. Ở đây tôi tìm kiếm driver cho Asus N43SL, nhập vào khung “<>Search By” bên góc phải với tên model đang sử dụng là “<>N43SL” (hình trên) một cửa sổ thông tin cấu hình máy – <>download… hiện lên ta chọn <>hệ điều hành tương ứng đang sử dụng để tải về driver phù hợp hoặc chọn biểu tượng <>download (hình trên) cạnh mục support.

Asus hỗ trợ người dùng tìm kiếm driver theo tên sản phẩm hoặc số Serial Number (tem được dán dưới đáy laptop).

<>HỖ TRỢ ACER

download-driver-cho-laptop

Trang hỗ trợ khách hàng của Acer thân thiện

Đối với Acer cũng tương tự, truy cập vào trang hỗ trợ khách hàng và chọn thiết bị đang sử dụng như: laptop, máy tính bảng, desktop… để thực hiện tải về.

Trang web hỗ trợ người dùng của Acer rất tuyệt vời, với các hướng dẫn thân thiện giúp chúng ta nhanh chóng tiếp cận vấn đề.

<>HỖ TRỢ APPLE

download-driver-cho-laptop

Trang hỗ trợ khách hàng của "Quả táo nham nhở"

Thực hiện tải về cũng tương tự như Asus và Acer.

Trong bài là 3 ví dụ để chúng ta có cái nhìn tổng quát, thực ra thì việc vào các trang hỗ trợ người dùng của tất cả các hãng máy tính hiện nay theo tôi tự tìm hiểu thì đều có một điểm chung dễ nhớ. Đó là chúng ta chỉ cần nhớ đến từ “<>support” khi cần tải driver hoặc các hỗ trợ khác. Tức là người dùng cần kết hợp địa chỉ web của hãng với thư viện mang tên “support” (hỗ trợ).

<>Ví dụ: Bạn muốn tìm hỗ trợ và tải driver cho laptop Toshiba, HP, SONY… hãy làm theo tôi rất dễ nhớ và không cần phải ghi nhớ

download-driver-cho-laptop

Trang hỗ trợ người dùng của Sony

Toshiba: nhập trực tiếp vào trình duyệt web địa chỉ – “www.toshiba.com<>/support”

HP: nhập trực tiếp vào trình duyệt web địa chỉ – “www.hp.com<>/support”

Sony: nhập trực tiếp vào trình duyệt web địa chỉ – “www.sony.com<>/support”

Vậy quy tắc chung để <>[tải driver<>] = <>[tên hãng máy tính chúng ta đang dùng<>] + <>[/support<>]. Các trình duyệt web hiện nay rất thông minh, chỉ cần nhập vào trình duyệt theo quy tắc vừa nêu, trình duyệt sẽ tự yêu cầu server trả về cho chúng ta “<>thư viện hỗ trợ” của hãng đó.

Một số máy có khả năng tự download driver sau khi cài lại windows nhưng đa số không ổn định, khó thành công. Nên vào trực tiếp website của hãng như trong bài viết, để nhận được hỗ trợ tuyệt đối và cập nhật mới nhất thường xuyên từ nhà sản xuất. (không nên dùng đĩa driver đóng gói cho nhiều laptop thường được các kỹ thuật viên sử dụng, dễ dẫn đến tình trạng hoạt động không đúng hiệu năng và tương thích). Khi chúng ta đã ưng ý với các driver được cài vào máy thì cũng có thể tìm kiếm phần mền “Driver Genius Professional” trên Google để sao lưu và phục hồi khi cần.