Nhịp sống số

Facebook và Google đẩy mạnh đầu tư hạ tầng Internet toàn cầu

Facebook và Google đẩy mạnh đầu tư hạ tầng Internet toàn cầu

Theo tin từ tạp chí The Wall Street Journal, GoogleFacebook đang chuẩn bị các thủ tục cần thiết để tiếp tục mua lại một số công ty cung cấp cơ sở hạ tầng mạng Internet toàn cầu. Động thái này khiến cho hàng loạt công ty viễn thông hết sức quan ngại trước nguy cơ bị mất thị phần trong thị trường cung cấp dịch vụ mạng cho người dùng.

Facebook, GoogleAmazon đã trở thành trang những trang web nổi tiếng và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng dù có phổ biến như thế nào nữa thì đó vẫn chỉ là những trang web trên Internet. Một điều hiển nhiên là không có công ty nào muốn dậm chân tại chỗ mà luôn muốn ôm mộng bành trướng. Và việc lần lượt mua lại các công ty khác là một trong những phương pháp bành trướng hữu hiệu được nhiều công ty lớn sử dụng nhất.

Facebook và Google đẩy mạnh đầu tư hạ tầng Internet toàn cầu-image-1387325081245

Hiện tại, Google đang sở hữu đường cáp quang độc lập dài 160.000 km trên toàn thế giới (trong khi nhà mạng Sprint nổi tiếng tại Mỹ chỉ sở hữu đường truyền tương tự với độ dài chỉ 65.000 km). Facebook cũng vừa mới lắp đặt xong cơ sở hạ tầng phục vụ cho mạng lưới Internet tốc độ cao trên khắp châu Âu và liên kết với nhau tại trung tâm dữ liệu Arctic đặt tại Thụy Điển. "Ông trùm" mạng xã hội này cũng vừa chi hàng triệu dollar cho một đường truyền internet xuyên Thái BÌnh Dương với độ dài lên đến 9700 km. Không kém cạnh 2 đại gia nói trên, Amazon cũng vừa công bố việc tăng ngân sách cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng mạng lên 44%. Theo đó, 2,6 tỷ dollar sẽ được Amazon chi ra để mua lại một số đường truyền internet dưới biển cho riêng mình. Microsoft cũng bắt đầu nhảy vào thị trường này với hàng loạt các dự án về cơ sở hạ tầng mạng.

Qua các động thái trên, ta có thể thấy được trào lưu của các "ông lớn trong giới công nghệ" là đổ số vốn lên đến tỷ đô cho việc sở hữu các mạng lưới internet trên toàn cầu. Đây cũng là cách các công ty này có thể quản lý được chi phí họ phải trả cho việc sử dụng băng thông mạng hàng năm. Trong quá khứ, các công ty viễn thông mới là những người đầu tư và khai thác các đường truyền dưới biển. Sau đó, họ sẽ bán băng thông sử dụng lại cho các công ty khác với cái giá ngày càng giảm. Nhưng các công ty công nghệ lớn như Facebook không còn muốn lệ thuộc vào những công ty viễn thông nữa. Facebook muốn sở hữu những đường truyền cho riêng mình để có thể đưa trang web của mình đến với khách hàng với chất lượng cao nhất mà không cần phải chịu sự kiểm soát của ISP. Bên cạnh đó, đây cũng là một món đầu tư hời khi họ sẽ không còn phải trả hàng tỷ đô mỗi năm cho việc thuê băng thông.

Câu hỏi lớn nhất đặt ra là diện mạo của Internet sẽ thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Có lẽ trong ngắn hạn, điều mà bạn nhận thấy sẽ là được tận hưởng dịch vụ internet tốc độ cao với chi phí rẻ. Tuy nhiên, nếu trong vài thập kỷ tới, toàn bộ mạng lưới internet toàn cầu đều được sở hữu bởi các công ty lớn, lúc ấy, cách mà bạn sử dụng internet sẽ thay đổi ra sao? Điều đó vẫn còn là một viễn cảnh trong tương lai mà ta vẫn chưa thể lường trước được. Chỉ có thể thấy được trước mắt là các công ty viễn thông và ISP sẽ là những đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất trong vấn đề này.

Đọc thêm : Hack Tài Khoản Facebook, Twitter... Trong Nháy Mắt

Tuấn Việt

Theo: The Wall Street Journal / HDVietNam