Khoa học & Đời sống

Động thái mới nhất của trường Gateway sau vụ bé trai 6 tuổi tử vong khiến dư luận thêm phẫn nộ

Động thái mới nhất của trường Gateway sau vụ bé trai 6 tuổi tử vong khiến dư luận thêm phẫn nộ

Một vấn đề khiến dư luận bàn tán trong vụ bé trai 6 tuổi trường Gateway tử vong trên xe đưa đón học sinh là việc ngôi trường này tự phong mình cái mác “quốc tế”. Sau cuộc họp báo hôm 7/8, nhiều người mới “ngã ngửa” vì từ trước đến nay đã bị các ngôi trường mang danh quốc tế “lừa”.

Theo lãnh đạo phòng giáo dục quận Cầu Giấy (Hà Nội), không có quy định nào về trường quốc tế. Điều đó có nghĩa là Gateway không phải trường quốc tế, danh xưng đó là do họ tự đặt để thu hút học sinh, phụ huynh mà thôi. Không chỉ Gateway mà có rất nhiều ngôi trường dùng chiêu này để “hút” học sinh.

Các cơ quan quản lý giáo dục và luật sư đều khẳng định việc tư xưng trường quốc tế là vi phạm pháp luật. Phía sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết sẽ công bố các trường quốc tế hợp pháp trên địa bàn. Đối với các ngôi trường tự gắn mác, cơ quan chức năng sẽ thanh tra và xử lý triệt để.

gateway

Sau thông báo của sở GD&ĐT Hà Nội, hàng loạt cơ sở giáo dục tự phong danh hiệu “quốc tế” đã ngay lập tức thay tên ở cổng trường, biển hiệu. Chính Gateway, ngôi trường đang có khá nhiều tai tiếng cũng không đứng yên. Mới đây, trên website trường Gateway đã có sự thay đổi về tên trường. Từ “Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway” thành “Trường Tiểu học & THCS Gateway”. Logo tên tiếng Anh vẫn được giữ nguyên là GatewayInternationalSchool.

Một chi tiết nữa là nội dung về chương trình học và tuyển sinh của Gateway trên website đã “biến mất”. Cơ sở trường Gateway ở Hải Phòng cũng đã dỡ hết bảng tên ở cổng.

Không chỉ Gateway, rất nhiều ngôi trường khác cũng đã đồng loạt “thay tên đổi họ”. Dòng chữ quốc tế/international biến mất trước khi bị phía cơ quan chức năng xử lý. Điều này khiến nhiều phụ huynh mới “giật mình” nhận ra bấy lâu nay mình đã bị “lừa” bởi cái mác quốc tế này.

gateway

gateway

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Lê Ngọc Quang cho biết, thành phố Hà Nội hiện có 11 trường có thể gọi là quốc tế theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Còn lại, các trường có thêm chữ “quốc tế” chỉ là yếu tố nước ngoài chứ không phải trường quốc tế. Vì thế, nếu trong quyết định thành lập không có chữ quốc tế mà nhà trường tự đặt thì được xem là sai phạm, mạo danh để thu hút học sinh.

Điều 48 Luật giáo dục hiện hành, các loại hình nha trường trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Trường công lập; dân lập; tư thục. Luật giáo dục mới được Quốc hội thông qua vào 2019 cũng quy định 3 loại hình trường như trên.

Nghị định 86/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành cũng quy định về việc hợp tác, đầu tư của nước ngoài vào giáo dục. Với các trường có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học/trình độ đào tạo” và tên riêng.

 

Vụ bé trai trường Gateway chưa có kết quả đã xuất hiện thêm một vụ trẻ bị bỏ quên tại trường

(Techz.vn) – Người mẹ tá hỏa khi thấy cô giáo thông báo con đã có người đón. Nhưng sau khi trình báo công an và đi tìm thì lại phát hiện ra cậu bé đang ở trường.