Xe A-Z

Doanh nghiệp trong nước chịu sức ép khi thuế nhập khẩu về 0% từ 2018

Doanh nghiệp trong nước chịu sức ép khi thuế nhập khẩu về 0% từ 2018

Việc thuế nhập khẩu ô tô giảm về 0% kể từ năm 2018 sẽ tạo sức ép cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước. Để đối mặt với vấn đề này, Bộ Công Thương cần kiến nghị Chính phủ và tìm ra các giải pháp hỗ trợ. Nếu không, các doanh nghiệp trong nước sẽ không thể cạnh tranh, thậm chí không thể tồn tại được sức ép quá lớn khi thuế nhập khẩu về 0%.

Thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN sẽ giảm về 0% từ 2018.

Đại diện Honda Việt Nam đề xuất cần phải nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp trong nước. Chẳng hạn như điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp để rút ngắn khoảng cách giữa xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc, nâng cao tính cạnh tranh.

Việt Nam đang là thị trường tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp ô tô. Điều đó thể hiện qua đà phát triển, tăng trưởng tốt với tốc độ tăng bình quân hai năm gần đây đạt gần 40%. Vì thế, các doanh nghiệp ô tô khó có thể bỏ qua thị trường như Việt Nam.

Trong năm 2016, số xe mới lăn bánh tại Việt Nam đạt 459.634 chiếc. Trong đó xe lắp ráp trong nước chiếm 341.077 chiếc, số còn lại là 118.557 chiếc là xe nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu về 0% sẽ tạo sức ép không nhỏ cho các doanh nghiệp nội địa.

Hiện tại, tính tổng sản lượng 12 hãng xe lắp ráp trong nước như Honda, Toyota, Kia, Mazda, Hyundai, Chevrolet, Ford, Nissan, Mitsubishi, Isuzu, Mercedes-Benz có thể sản xuất được trong 1 năm là 500.000 xe. Số này có thể đáp ứng được 70% nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Các doanh nghiệp nội địa đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ USD mỗi năm, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn công nhân, đồng thời tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu. Thậm chí, một số sản phẩm lắp ráp trong nước còn được xuất khẩu sang thị trừng nước ngoài như Lào, Myanmar, Campuchia, Trung Mỹ.....

Là thị trường tiềm năng về tiêu thụ nhưng khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước là giá thành cao, chất lượng xe chưa được cải thiện nhiều so với xe nhập khẩu. Chính điều này càng góp phần gia tăng sức ép cho doanh nghiệp nội địa. Các doanh nghiệp trong nước phần lớn chỉ lắp ráp các bước đơn giản. Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi đạt rất thấp.

 

Thuế về 0%, ước mơ mua ô tô giá rẻ của người Việt có thành hiện thực?

(Techz.vn) Kể từ năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước trong khu vực ASEAN sẽ được xoá bỏ. Và liệu với chính sách thuế nhập khẩu thay đổi, người Việt có được mua xe giá rẻ?