Blog công nghệ

Chuyện “quái quỷ” gì đang diễn ra với thị trường smartphone?

Chuyện “quái quỷ” gì đang diễn ra với thị trường smartphone?

Những ngày
vừa qua, đọc báo công nghệ, hai cụm từ được nhắc đến nhiều nhất là “bão hòa” và
“sụt giảm”. Mở màn là Blackberry với công bố doanh số các thiết bị chạy BB10
không được như kì vọng, tiếp theo là Samsung với những điều tương tự cho S4
hôm qua thì Apple cũng công bố báo cáo tài chính Q3/2013 cùng với sự sụt giảm về
doanh thu và lợi nhuận.

 


 

 

 

Một không
khí ảm đảm dường như đang bao trùm lên toàn bộ giới công nghệ vốn đã “buồn tẻ”
từ đầu năm, một làn gió Pixels mới từ Lumia 1020 là không đủ xua tan đi sự ngột
ngạt. Các dự báo về lợi nhuận, doanh số ngày một giảm. Các dự báo trước đó thì
đều biến thành “kì vọng” và không đạt được. Các hãng vẫn công bố việc làm ăn “có
lãi”, nhưng mức tăng trương thì không còn ấn tượng với hai con số như trước nữa.

 

Có một sự
bí bách, tù túng, nhạt nhẽo đang bao trùm lên toàn giới công nghệ. Các chuyên
gia dự báo thì mở ra một thời kì đen tối cho các hãng Smartphone với nhận định “bão
hòa”. Nhưng có thực sự thế? Điều gì đang xảy ra với các hãng Smartphone?

 

Chúng ta sẽ
không “thống kê” lại các con số khô khan theo kiểu nhà đầu tư nữa. Chúng ta hãy
cùng nhìn nhận vấn đề theo kiểu “dân công nghệ”. Các báo cáo hay các dự đoán,
nhận định được đưa lên báo chí trong thời gian qua chỉ là của “một gã bụng
to,hàng ngày lên cơ quan nghiền ngẫm thông tin kinh tế đọc Gúc-Gồ”. Chúng ta
không phủ nhận, họ được đào tạo bài bản và nhận lương cho việc “nghiên cứu thị
trường”. Nhưng nhìn nhận về thế giới công nghệ thì không thể chỉ áp dụng những
kiến thức, suy luận logic thuần túy của kinh tế học được.

 

Chính chúng
ta_những người tiêu dùng mới là sự quyết định cho việc bán được hàng hay không
của nhà sản xuất. Vậy thay vì ngồi đọc hết bản báo cáo dày cộp với toàn biểu đồ
với số má mà các “chuyên gia dự báo” “vẽ” ra, chúng ta_dân công nghệ hãy tự đi
giải đáp vấn đề mà các hãng Smartphone đang gặp phải bằng cách tự mình trả lời
câu hỏi: Vì sao chúng ta không mua sản phẩm mới nữa?

 

Đây chính
là mấu chốt của vấn đề , “suy bụng ta, ra bụng người” là cách chúng ta sẽ đi giải
quyết vấn đề hôm nay vì về cơ bản, tư duy tiêu dùng của chúng ta khá tương đồng.
Và trong bài, tôi sẽ hạn chế tối đa việc dùng số liệu tài chính để các bạn khỏi
“phát ngán”.

 

 

Chúng ta cần sản phẩm đột phá

 

Chúng ta vẫn
muốn mua sản phẩm mới, đó là điều chắc chắn, biểu hiện là các hãng vẫn “có lãi”.
Nhưng chúng ta đã “thận trọng” hơn trong việc mua Smartphone. Trước đây chúng
ta mua Smartphone là để tận hưởng, nhưng giờ thì sự “na ná” nhau làm chúng ta
dò xét nhiều hơn, nhất là khi khủng hoảng tài chính vẫn đang làm cả nền kinh tế
èo uột. Hơn lúc nào hết, chúng ta đang có cái nhìn thực sự nghiêm túc và đúng đắn
về giá trị của sản phẩm. Cũng có thể vì sau mấy năm dùng Smartphone mà giờ
chúng ta cũng “Smart” hơn trong tư duy công nghệ, không còn bị nhà sản xuất “gài”
nữa.

 

Việc nói thị
trường bị bão hòa là không hợp lí và chưa nhìn nhận đúng đặc thù của công nghệ.
Áp dụng quy luật cung cầu đơn thuần ở đây là chưa đủ. Vì thị trường Smartphone
có một điểm vô cùng “đáng yêu” với các nhà sản xuất, đó chính là “Nâng cấp”. Nắm
bắt được xu thế này, các sản phẩm “nâng cấp” liên tục được tung ra. Và liệu “Những
nâng cấp đáng giá?
”. Kì vọng của chúng ta về sản phẩm có được thỏa mãn? Đến
đây, hai nguyên nhân sụt giảm của các hãng Smartphone đã rõ: Smartphone
thì “ngu” đi và người dùng thì “khôn” hơn
.

 

Smartphone “ngu” đi.

 

Nói thế này
có vẻ hơi quá vì smartphone vẫn đang được chăm chút phát triển từng ngày và thế
hệ smartphone sau về tổng thể thì vẫn hơn smartphone cũ. Nhưng cái “ngu” đi ở
đây chính là sự SÁNG TẠO & ĐỘT PHÁ.

 

 

Smartphone ngày nay "hao hao" nhau khá nhiều.

 

 Rõ ràng từ iPhone 4 trở đi, không còn những sản
phẩm tạo sức hút lớn thế nữa. Các sản phẩm Galaxy S2,S3 của Samsung cũng tạo được
những dấu ấn đáng kể nhưng chưa đủ lớn. Nhưng sang đến năm nay, mọi thứ trở lên
thật ảm đạm. Mở đầu là BB10, tiếp đến Xperia Z, HTC One rồi S4 và gần đây nhất
Lumia 1020. Gây ấn tượng mạnh nhất có lẽ là Xperia Z và Lumia 1020. Nhưng ấn
tượng thế là chưa đủ mạnh, chúng ta kì vọng vào một sự sáng tạo và đột phá mạnh
mẽ vào thị trường đang tẻ nhạt với sự tương đồng ngày một gia tăng giữa các
dòng sản phẩm. Chúng ta cần một cú hích. Hoặc ít ra là tốt hơn nữa kiểu “Phần
lõi của S4, vỏ của One, chống nước của Z, camera của 1020, màn hình của iPhone
5” nếu có thể thì cả chính sách khách hàng của Vertu nữa.

 

Ngay chính
cả Apple, được tôn vinh nhưng “tổ bá” của Smartphone hiện tại cũng đang hụt
hơi. Bao lâu rồi, họ chưa tung ra sản phẩm mới? Hình dung sản phẩm mới của họ
qua những tin đồn gần đây liệu có khơi dậy “ham muốn” của bạn? Cho đến giờ,
iPhone 4 vẫn là đỉnh cảo của Smartphone. 4S có thể nắm kỉ lục về doanh số nhưng
đó là nhờ dư âm của iPhone 4 và sự cảm luyến với việc Jobs ra đi. Mất Jobs, có
vẻ như không chỉ Apple mà cả thế giới công nghệ cũng mất đi động lực cho sự
sáng tạo, hay là mất đi quy chuẩn cho sự hoàn mĩ, đột phá. Thế nên Smartphone
bây giờ rất hỗn mang, người dùng như bị rơi vào mê cung khi lựa chọn sản phẩm,
không còn “quy củ” gì nữa.

 

Các hãng
cũng đang cố thoát khỏi bóng của Jobs với một loạt sản phẩm mới hoàn toàn như
Google Glass, SmartWatch,… nhưng theo nhận định của tôi, nhân loại vẫn sẽ còn “phải”
nhớ đến Jobs trong 5 năm tới. Trong giới công nghệ hiện tại, người có năng lực
tầm cỡ Jobs là không tồn tại. Thế giới công nghệ vẫn đang quá thụ động vào “quy
chuẩn Jobs”, từ đó làm tiêu biến đi sự phá cách sáng tạo và gò bó chính sự đột
phá.

 

 

Dấu ấn của Jobs đang làm công nghệ trì trệ?

 

Để rũ bỏ được
hoàn toàn hơi thở Jobs hiện nay, chúng ta sẽ phải đối mặt với một thời gian dài
“ngao ngán” nữa để đợi các hãng sản xuất có thể hoàn thiện các thử nghiệm mới của
mình.

 

Như một hệ
quả của việc cạnh tranh gay gắt, các hãng bây giờ tập trung quá nhiều về mặt
Marketing,truyền thông cho sản phẩm. Gọi điều này là xu thế tất yếu cũng không
sai. Nếu ngày trước, ngân sách cho việc phát triển sản phẩm nhiều và rất nhiều.
Thì giờ đây, việc bị “thu hẹp một chút” cho quảng cáo là tất yếu. Và khi “nuôi”
các hãng truyêng thông và công ti quảng cáo “béo” quá thì đương nhiên là có ảnh
hưởng đến lợi nhuận.

 

Một vấn đề
nữa của các hãng ngày nay chính là sự tương tác của các hãng với khách hàng. Giờ
các hãng có vẻ như chỉ hăm hở đi phát triển các ý tưởng của chính mình và rất hờ
hững với những mong muốn của khách hàng. Điều này là đúng nếu hãng có đủ năng lực
tạo ra những sản phẩm đủ tuyệt vời,đủ mới để định hình “cầu” trong người tiêu
dùng bằng việc chú trọng hoàn toàn vào “cung”. Nhưng như đã nói ở trên, các
hãng ngày nay hoàn toàn hứng thú với việc “Nâng Cấp” sản phẩm của mình và rất “lười”
trong việc tạo ra những “cầu” mới. Tệ hại nhất là trong khi nâng cấp, các hãng
dường như cùng đi theo lối mòn “tăng kích thước” sản phẩm mà ko để ý đến thị hiếu
của người dùng. Ngày nay, chúng ta cảm nhận được rõ ràng sự thưa thớt của phản
hồi khách hàng. Các nhà sản xuất có thể bao biện : chuyên mục góp ý và hòm thư
khách hàng của chúng tôi vẫn còn trống rất nhiều. Và cái chính là do khách hàng
không hào hứng góp ý nữa. Đương nhiên, hào hứng sao được khi mà góp ý thì bị cảm
giác bỏ lơ.

 

Người tiêu dùng “khôn” hơn.

 

Đây là điều
tất yếu. Gắn bó với khái niệm Smartphone đã bùng nổ được 5-6 năm nay, giờ đây
đó không phải là một khái niệm mới mẻ nữa. Người dùng cũng đã hết “thần thánh”
hóa các thiết bị Smartphone, thay vào đó là một cái nhìn đúng đắn hơn, chuyên
nghiệp hơn và cầu toàn hơn. Họ không còn bị những quảng cáo vơi những lời lẽ
bay bổng làm mê hoặc nữa. Bây giờ, trước khi mua sản phẩm, ai cũng dè dặt, suy
xét kĩ càng.

 

 

Cũng đúng
thôi, cái thời tiêu tiền không phải nghĩ đã qua cùng với bong bóng bất động sản.
Bây giờ, ngon bổ rẻ là ưu tiên hàng đầu. Hoặc rất “ngon”, hoặc rất rẻ. Thị hiếu
của khách hàng bây giờ đang ưu tiên chất hàng đầu. Chúng ta vẫn sẵn sàng mua
thiết bị mới, vẫn kì vọng vào các điều mới mẻ, điều ấy đương nhiên. Nhưng liệu
các sản phẩm ấy có xứng đáng với cái giá mà chúng ta phải trả. Đây là sự thông
thái của người tiêu dùng nhưng cũng đồng thời làm bộ phận marketing của các nhà
sản xuất đau đầu hơn bao giờ hết.

 

Internet
ngày càng bám rễ sâu chắc vào đời sống,các chuyên trang công nghệ, những nhận định
đánh giá, thủ thuật,… được người tiêu dùng nắm bắt khá dễ dàng. Việc lên mạng “thăm
dò” về một sản phẩm là đương nhiên, thậm chí, chẳng mua cũng xem. Từ đó,kiến thức
của người tiêu dùng về smartphone tăng lên đáng kể, ngày này qua ngày khác. Khi
đến showroom xem sản phẩm thực tế còn đọc vanh vách thông số lẫn thông tin sản
phẩm cho nhân viên bán hàng của showroom nghe ấy chứ. Việc bán hàng cho người
có kiến thức cũng ngang với một thách thức khó nhằn.

 

Người tiêu
dùng giờ đây cũng đã “thuộc bài” của các nhà quảng cáo và nhận ra được tầm quan
trọng thực sự của Smartphone. Các chuyên gia marketing ngày nay khó có thể thổi
phồng thêm các giá trị khác của smartphone vào nữa, như là biểu tượng thời
trang hay sự sành điệu,cá tính,… Sản phẩm muốn bán được thì phải cường điệu hóa
là đương nhiên. Nhưng khi khách hàng đủ kiến thức để đưa giá trị của sản phẩm về
đúng vị trí của nó thì lại là chuyện khác. Vẫn phải cường điệu, nhưng phải khéo
léo. Đó là lí do tại sao HTC từng không quá 2 lần đề cập tới cấu hình khi OneX ra
mắt hay quảng cáo S4 cũng có nội dung chủ đạo đánh vào tình cảm được lồng ghép
với sản phẩm khéo léo.

 

Sắp tới,
Google dự định chi 500 triệu USD cho việc quảng bá Moto X, điều này cho thấy
khách hàng ngày nay đã “già dơ” đến nhường nào. Khi sản phẩm chưa đủ để “hữu xạ
tự nhiên hương” thì các công ti truyền thông, quảng cáo còn phát đạt. Khi mà sản
phẩm không được như quảng cáo thì chiến dịch truyền thông quá mức lại sẽ biến
thành một thứ rất khôi hài trong mắt người tiêu dùng.

 

Cũng vì đã
có đủ kinh nghiệm cũng như kiến thức để nhìn nhận khách quan về sản phẩm mà bây
giờ, việc fan này fan kia điên cuồng chạy theo những cuộc đua do chính nhà sản
xuất khơi mào cũng thưa thớt dần. Và lại một nguồn khách hàng nữa tạo thêm sự
khó khăn trong việc tiếp cận.

 

Điều làm
các hãng smartphone ngày nay nhăn mặt nhiều nhất, chính là sự thực tế (nhìn nhận)
của khách hàng đã được đẩy cao lên tầm thực dụng (tính toán). Chính sự nâng tầm
này sẽ là lưỡi dao kề vào cổ của các hãng sản xuất nếu không đột phá, không
sáng tạo hơn, không làm tốt hơn thì sớm muộn gì cũng coi như “xong”.

 

 

 

Việc "toan tính" trước khi mua Smartphone là tất yếu.

 

Tiên trách
kỉ, hậu trách nhân. Việc kinh doanh đi xuống trước tiên có nguyên nhân nội tại
từ chính các nhà sản xuất. Họ đã bóc lột cạn kiệt các sáng tạo đã định hình ứng
dụng. Thay vì cứ tập trung đi tìm giải pháp cho các nguyên nhân do các chuyên
gia đưa ra, các chiến lược tài chính, marketing thì các nhà sản xuất có lẽ nên
tập trung nhiều hơn nữa cho việc tạo sự đột phá cho các sản phẩm mới. Bản thân
thị trường ngày nay có xu hướng đi đến điểm bão hòa chính là do sức sáng tạo của
các nhà sản xuất đang bão hòa trước. Đấy chính là thứ “quái quỷ” đang diễn ra
trong giới công nghệ: BÃO HÒA Ý TƯỞNG.

 

Mời các bạn đọc tiếp : Nokia Lumia 1020 "bĩ cực và bi ai"