Tư vấn

Cẩm nang mua sắm máy ảnh DSLR nhân dịp lễ Giáng Sinh, Tết Âm Lịch

Cẩm nang mua sắm máy ảnh DSLR nhân dịp lễ Giáng Sinh, Tết Âm Lịch
  Trước khi mua máy ảnh DSLR, bạn cần biết một số thông tin cơ bản và những tính năng thường gặp ở loại máy ảnh này để lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền.</>
 

 

Đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay những ai có ý định bước nghiêm túc trên sân chơi nhiếp ảnh, thì máy ảnh DSLR là thứ không thể thiếu trong đời sống nghệ thuật và công việc. Loại máy ảnh này mang lại hiệu suất chụp ảnh nhanh hơn, kiểm soát được nhiều thiết lập hơn, chất lượng hình ảnh cao hơn rất nhiều so với máy PnS, và quan trọng nhất chúng còn cho phép thay đổi ống kính.

Việc tìm mua một máy ảnh DSLR tốt giá dưới 1.000 USD thì không khó, nhưng đầu tư một số tiền tương đối lớn như vậy không phải là chuyện đùa. Làm sao biết được lựa chọn của mình là hợp lí? Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích cho bạn khi tìm mua máy ảnh DSLR.

Kiến thức cơ bản về máy ảnh DSLR

<>Số megapixel:</> Số megapixel càng cao không có nghĩa là chất lượng ảnh sẽ càng tốt, mà về cơ bản nó chỉ giúp việc xén hoặc phóng lớn ảnh được linh hoạt hơn. Hầu hết các máy DSLR ngày nay đều có độ phân giải từ 10 megapixel, như thế là quá đủ cho đa số các nhiếp ảnh gia.

Nhiều máy ảnh DSLR ngày nay có độ phân giải vượt hơn con số 13.0 MP, nhưng bạn nên nhớ, số megapixel càng cao thì file ảnh càng lớn, càng làm tốn nhiều không gian trong thẻ nhớ máy ảnh và ổ cứng máy tính.

<>Chú ý kích thước bộ cảm biến: </>Máy ảnh có bộ cảm biến lớn và ống kính tốt thường chụp được những bức ảnh đẹp hơn, bất kể số megapixel cao hay thấp. Đây chính là lý do tại sao ảnh từ máy DSLR lại lung linh đến vậy. Nếu không có thời gian để "mày mò" thử một chiếc máy ảnh trước khi quyết định mua, chí ít bạn cũng nên kiểm tra các thông số kỹ thuật của nó để xem kích thước bộ cảm biến, rồi sau đó so sánh với máy ảnh khác mà bạn cũng đang quan tâm.

<>Tiết kiệm</>: Giá của DSLR giao động từ 500 USD đến dưới 1.000 USD. Nếu bạn mới mua DSLR lần đầu thì rất nên tìm loại nào dưới 1.000 USD, vì chúng có chế độ chụp ảnh cài sẵn để bạn học cách làm chủ các thiết lập chỉnh bằng tay, mà chất lượng hình ảnh cũng không tồi. Sau này khi muốn "đổi đời" với một thân máy đắt tiền hơn, bạn có thể mua loại thân máy có thể dùng chung ống kính và phụ kiện với thân máy cũ.

<>Chỉ mua thân máy</>: Bạn có quyền chỉ mua thân máy DSLR và sau đó mua ống kính riêng, miễn là khi chụp, ống kính lắp vào tương thích với thân máy. Các máy khác, nhất là loại máy dành cho người mới dùng, cũng sản xuất nguyên bộ máy bao gồm một thân máy và một ống kính đa năng. Ống kính trong cùng một bộ thường xử lý chậm, cho ảnh kém nét, nhất là khi chụp ảnh hành động trong điều kiện thiếu sáng. Nếu thường chụp trong nhà, bạn nên nghĩ đến chuyện đầu tư vào một ống kính nhanh hơn.

<>Chọn ống kính</>: Nếu muốn dùng nhiều loại ống kính khác nhau cho nhiều tình huống chụp ảnh khác nhau (chẳng hạn như ống kính zoom để chụp xa, ống kính macro, ống kính mắt cá) thì bạn nên cân nhắc chọn loại ống kính nào trước khi mua máy ảnh. Nếu tìm hiểu trước và thấy ống kính cùng một bộ với thân máy không thỏa mãn nhu cầu thì tốt hơn bạn nên mua thân máy riêng và ống kính riêng, loại ống kính mà bạn thật sự muốn.

Các tính năng thường gặp

Sau khi quyết định số megapixel, kích thước bộ cảm biến cần dùng, bạn đã có thể thu hẹp lại danh sách những máy ảnh mình ưng ý. Tới đây, bạn sẽ phải bắt đầu quyết định chọn lựa dựa trên tính năng và biểu hiện của máy ảnh.

<>Ổn định hình ảnh</>: Dù cho bạn tự tin về đôi bàn tay chắc chắn của mình đến đâu đi nữa thì cũng không thể tránh khỏi việc tạo nên những bức ảnh mờ, nhất là trong điều kiện thiếu sáng. Những lúc như vậy, màn trập phải mở lâu hơn để tạo độ phơi sáng tốt, mà mở càng lâu thì ảnh càng dễ bị ảnh hưởng bởi sự rung tay hoặc do chủ thể chuyển động.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều nhà sản xuất đã tạo nên các máy ảnh và ống kính được trang bị công nghệ ổn định hình ảnh. Có nhiều cách ổn định hình ảnh khác nhau, mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng:

  • <>Ổn định quang (Optical Stabilization)</> Có mặt trong máy ảnh compact và DSLR, ổn định quang là phương pháp ổn định hình ảnh phổ biến nhất, sử dụng con quay hồi chuyển bên trong máy ảnh hoặc trong ống kính để phát hiện sự rung máy, sau đó làm ổn định đường đi của ảnh khi truyền đến bộ cảm biến. Trong máy DSLR, các con quay hồi chuyển thường nằm trong ống kính.
  • <>Ổn định bộ cảm biến (Sensor Stabilization)</> Công nghệ này hoạt động tương tự như ổn định quang, chỉ khác ở chỗ con quay hồi chuyển nằm trong thân máy, có nhiệm vụ phát hiện ra sự rung máy, khi đó nó khiến bộ cảm biến hình ảnh di chuyển để chống lại chuyển động rung đó. Mặc dù công nghệ này có trong một số máy PnS nhưng ổn định bộ cảm biến thường được dùng trong DSLR nhiều hơn.
  • <>Ổn định kỹ thuật số (Digital Stabilization)</> Khác với ổn định quang và ổn định bộ cảm biến, ổn định kỹ thuật số làm ảnh rõ hơn bằng cách thay đổi thiết lập của máy ảnh, hoặc thay đổi hình ảnh sau khi đã được chụp. Cũng có nhiều loại ổn định kỹ thuật số, mà một trong những phương pháp hữu hiệu nhất là Intelligent ISO. Chủ yếu được dùng trong máy ảnh compact, tính năng Intelligent ISO tự động tăng ISO, độ nhạy cảm sáng hoặc thay đổi thiết lập khi bộ cảm biến ảnh phát hiện đối tượng đi chuyển. Kết quả là máy ảnh có thể dùng tốc độ màn trập nhanh hơn, đóng băng hành động của đối tượng và giảm thiểu nguy cơ nhòe ảnh. Tuy nhiên, máy có chỉ số ISO cao có thể làm ảnh có hạt.

<>Kính ngắm (Viewfinder): </>Có ba loại kính ngắm cơ bản là kính ngắm quang học (OVF), kính ngắm điện tử (EVF), và màn hình LCD với Live View. Hai loại đầu đều là kính ngắm tầm mắt, nhưng loại thứ ba thì cho bạn xem trước cảnh trên màn hình LCD của máy. Hầu hết các máy ảnh DSLR hiện nay đều có màn hình LCD cùng với một kính ngắm tầm mắt. Khi đánh giá một máy ảnh, bạn nên chú ý kính ngắm có sáng hay không, có thể thấy từ cạnh này đến cạnh kia của khung ảnh hay không, màn hình tập trung có rõ hay không.

  • <>LCD với Live View</> Live View trên màn hình LCD (có thể điều chỉnh được) là một tính năng tuyệt vời, nhất là cho lúc cần chụp ảnh ở tầm cao hơn đầu, tầm rất thấp, hoặc trong các tình huống mà bạn không thể nhìn vào kính ngắm. Nếu màn hình LCD không thể điều chỉnh được, Live View vẫn giúp cho việc chụp trên giá đỡ ba chân được thoải mái. Tuy nhiên, màn hình LCD có tính phản xạ và độ chói nên khiến người dùng khó thấy được hình ảnh dưới ánh nắng chói chang. Ngoài ra, trong chế độ Live View, máy ảnh DSLR phải lật gương, tức là mất khả năng tự động lấy nét. Để tính toán lấy nét, nó phải phân tích hình ảnh mà nó nhìn thấy, làm mất nhiều thời gian hơn là tự động lấy nét bình thường, vì thế khi chụp với Live View bạn cần dự đoán mục tiêu lấy nét của mình là gì và điều chỉnh kỹ thuật chụp ảnh theo cho phù hợp.
  • <>Kính ngắm quang học </>Trong máy DSLR, kính ngắm quang học cho thấy "y chang" những gì ống kính thấy, nhưng thường xén bớt một phần ở chung quanh các cạnh. Đây là sự lựa chọn của nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vì chúng cho thấy toàn phạm vi hoạt động của mắt người, không có thời gian trễ. Kính ngắm quang học ở những máy đắt tiền (trên 1.000 USD) có chất lượng cực tốt.
  • <>Kính ngắm điện tử </>Được dùng chủ yếu trong máy ảnh compact thay đổi được ống kính, các kính ngắm này chiếm không gian bé hơn trong máy ảnh, giúp thân máy nhỏ và nhẹ hơn. Kính ngắm điện tử có độ phân giải thấp, không hiển thị đầy đủ sự năng động của bối cảnh, do đó khiến người dùng khó tự sáng tạo cách phơi sáng ảnh. Bên cạnh đó, kính ngắm này còn có thời gian trễ, vì thế nó không phù hợp với nhiếp ảnh gia chụp các môn thể thao hành động.  Nói chung, kính ngắm điện tử chỉ có thể cho xem trước ảnh sẽ trông như thế nào với khẩu độ, tốc độ màn trập và thiết lập ISO mà bạn đã chọn.

<>Đèn Flash:</> Bạn cần biết loại đèn flash trong máy ảnh cho phép điều khiển thiết lập flash tới đâu. Một số máy DSLR có đèn flash nhỏ ngay trong thân máy, một số có chỗ để gắn đèn flash ngoài, một số thì có cả hai.

Thật ra, đèn flash trong thân máy thì tiện di chuyển hơn, nhưng chất lượng không bằng đèn flash ngoài. Nếu dùng máy DSLR cho việc chụp ảnh bình thường thì đèn flash trong thân máy là đủ. Nếu là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đòi hỏi chất lượng đèn flash cao hơn, bạn nên chọn mua máy ảnh có chỗ gắn đèn flash, rồi mua riêng một đèn flash ngoài để cung cấp ánh sáng rộng và xa hơn. Đèn flash ngoài có thể nâng cao hơn khỏi ống kính, giúp giảm hiện tượng mắt đỏ. Đèn flash ngoài không làm cạn pin máy ảnh vì chúng chạy bằng nguồn pin riêng.

Các chế độ truy cập nhanh trong đèn flash là: On (buộc đèn flash phải sáng ngay cả khi máy phát hiện đủ ánh sáng), Off (không cho đèn flash sáng ngay cả trong điều kiện thiếu sáng), và Slow-Sync (còn gọi là chế độ ban đêm - Nighttime). Chế độ thứ ba rất có ích vì cho phép máy ảnh sử dụng tốc độ màn trập chậm kết hợp với đèn flash, do đó giúp chi tiết nền ảnh không bị nhòe. Một số máy ảnh còn có tính năng khóa giá trị phơi sáng của flash (FE Lock), giúp cho máy ảnh biết khía cạnh nào là quan trọng nhất trong cảnh để cung cấp đủ ánh sáng.

<>Tự động lấy nét (Autofocus):</> Điều thường gặp nhất khi chọn mua máy đó là một số máy ảnh có nhiều “điểm” hơn, tức là có thể phát hiện một đối tượng trong nhiều phần của khung ảnh. Nhiều điểm thì tốt, nhưng tốc độ của cơ chế tự động lấy nét cũng quan trọng không kém. Các máy DSLR không bị trễ màn trập như các máy PnS, thế nhưng khi lấy nét bằng DSLR đòi hỏi phải nhấn nút chụp trước vài giây. Nếu bạn có thể dùng thử máy DSLR trước khi mua, đừng quên kiểm tra tốc độ tự động lấy nét.

Tự động lấy nét liên tục là một tính năng tiện lợi khi chụp các đối tượng đang di chuyển. Một số máy DSLR mới hiện nay được trang bị chức năng này trong khi quay video.

<>Kích cỡ</>: Máy ảnh DSLR ở kích cỡ đầy đủ thường lớn và nặng hơn máy PnS, do đó sự thoải mái rất quan trọng. Nếu kích cỡ và trọng lượng là mối quan tâm lớn của bạn thì bạn có thể xem xét loại máy ảnh compact có thể thay đổi ống kính.

<>Dụng cụ làm sạch bụi</>: Nếu phải thay ống kính thường xuyên, bạn nên tìm loại máy DSLR có dụng cụ làm sạch bộ cảm biến, giúp giữ bộ cảm biến ảnh sạch sẽ và không bụi.

<>Định dạng file</>: Máy ảnh DSLR có hỗ trợ định dạng file RAW, là file chưa xử lý, mang lại tính linh hoạt cao cho việc chỉnh sửa ảnh trong các chương trình chỉnh sửa. Máy ảnh DSLR còn hỗ trợ định dạng JPEG mà mọi chương trình chỉnh sửa ảnh đều có thể đọc. Định dạng JPEG thực hiện nén ảnh, khiến các file nhỏ hơn, giúp tiết kiệm không gian lưu trữ nhưng chất lượng ảnh không tốt bằng ảnh RAW.

<>Chế độ chụp liên tục:</> Nếu thường xuyên chụp ảnh thể thao, trẻ em hoặc những đối tượng hay di chuyển thì chế độ chụp liên tục (còn gọi là burst) sẽ giúp chụp hiệu quả hơn. Ở chế độ này, người dùng phải bấm giữ nút chụp để ghi được nhiều ảnh liên tiếp ở tốc độ cao. Số ảnh mà máy có thể ghi lại trong một lần burst được quyết định bởi các thiết bị điện tử trong máy, và đôi lúc là bởi loại thẻ nhớ đang được dùng. Bạn sẽ cần sử dụng thẻ nhớ có tốc độ ghi cao kết hợp với chế độ này.

<>Nhận diện khuôn mặt:</> Với chế độ này, máy ảnh sẽ định vị mặt người và tinh chỉnh lấy nét, độ phơi sáng cho gương mặt đó. Nghe cứ như một mánh quảng cáo, nhưng thật sự nó hoạt động tốt đến ngạc nhiên. Thông thường, tùy chọn này nằm trong menu tự động lấy nét (AF) của máy ảnh. Ngoài ra, khi mở chế độ nhận diện khuôn mặt, đèn flash sẽ không nỗ lực chiếu sáng toàn bộ không gian mà chỉ chiếu sáng những gương mặt nằm trong phạm vi, giúp giảm thiểu sự tổn hao năng lượng.

<>Quay video</>: Nhiều máy ảnh DSLR có tính năng quay video, thường là video HD, tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật quay khác với máy quay phim bình thường. Và vì có thể tận dụng nhiều loại ống kính khác nhau nên bạn hoàn toàn có khả năng tạo nên những hiệu ứng thú vị cho video. Đừng quên chuẩn bị thẻ nhớ dự phòng vì quay video thường đòi hỏi rất nhiều không gian lưu trữ.

<>Lưu trữ:</> Hầu hết các máy ảnh trên thị trường hiện nay đều dùng thẻ SD (Secure Digital) hoặc SDHC (Secure Digital High Capacity). Loại thẻ SDHC (Secure Digital High Capacity) thì đắt tiền hơn, mang lại khả năng lưu trữ cao hơn, đến 32GB, nhưng không tương thích với khe cắm SD. Ngoài ra còn có một loại thẻ mới nữa là SDXC, hỗ trợ lưu trữ đến 2TB, cực đắt đỏ và cũng không tương thích với khe cắm SD/SDHC.

Bên cạnh khả năng lưu trữ, vấn đề tốc độ lưu trữ cũng cần được lưu ý. Ở thẻ SD và SDHC có một trị số “Decoding Class”, cho biết tốc độ ghi dữ liệu của mỗi thẻ. Con số Class càng cao, tốc độ ghi càng nhanh. Nếu có ý định dùng máy để quay video hay chụp ở chế độ burst tốc độ cao thì bạn nên tìm mua thẻ ít nhất là loại Class 4 hoặc Class 6.

Một số máy ảnh có hỗ trợ thẻ MicroSD hoặc MicroSDHC, đây là một phiên bản nhỏ của dạng thẻ SD, không tương thích với khe cắm thẻ SD. Máy ảnh Sony cũ nhận thẻ MemoryStick, máy Olympus cũ nhận thẻ XD; và hiện nay máy mới của cả hai hãng trên đều hỗ trợ thẻ SD/SDHC. Thêm vào đó, nhiều máy DSLR cao cấp có khe cắm thẻ nhớ loại CompactFlash. Như vậy, mặc dù chỉ cần chọn thẻ SD/SDHC là được, nhưng bạn cũng cần xem xét qua những tùy chọn trên để có quyết định phù hợp cho nhu cầu sử dụng.

<>Tuổi thọ pin:</> Máy ảnh dùng một hoặc nhiều loại pin: AA, pin kiềm có thể sạc, pin NiMH, pin CRV3 dung lượng cao dùng 1 lần, pin độc quyền có thể sạc,... Một số máy ảnh rẻ thường có tuổi thọ pin cực tốt, nhưng ngược lại một số máy ảnh đắt lại "uống" pin nhanh chóng. Và dù sao đi nữa, bạn cũng nên mua pin dự phòng.

<>Menu:</> Khi đánh giá một chiếc máy ảnh, bạn cần để ý xem việc tìm đến những thiết lập cơ bản, như là độ phân giải, chế độ macro, đèn flash, và điều chỉnh độ phơi sáng, cũng như việc xem lại ảnh vừa chụp, có dễ hay không. Quá nhiều nút bấm sẽ làm mất thời gian vì phải tìm hiểu nút nào làm việc gì. Quá nhiều menu sẽ khiến bạn khó khăn trong việc khám phá chức năng nào nằm ở đâu.

<>Máy ảnh Compact có thể thay đổi ống kính:</> Còn được gọi là CILC, máy ảnh này là loại sản phẩm mới, tính năng chưa bằng DSLR nhưng lại tân tiến hơn PnS cao cấp. Thiết kế của loại này đã lược bỏ buồng gương ở DSLR và chuyển bộ cảm biến lên gần phía sau ống kính. Không có buồng gương giúp thân máy nhỏ gọn hơn, bộ cảm biến gần ống kính giúp thiết kế ống kính trở nên nhỏ gọn hơn.

Như vậy, CILC và các ống kính của nó có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với loại DSLR truyền thống, nhưng vẫn mang lại chất lượng hình ảnh và tính linh hoạt của nhiều ống kính giống như ngang ngửa DSLR. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là chúng thiếu kính ngắm quang học. Một số máy thuộc loại này được trang bị một kính ngắm điện tử, một số khác thì hoàn toàn dựa trên màn hình LCD để định khung ảnh.

Các sản phẩm nổi bật

Bạn thấy đấy, có rất nhiều thứ phải suy xét trước khi quyết định mua một chiếc máy ảnh DSLR tốn tiền (chục) triệu. Vì thế sẽ thật thiếu sót nếu không giới thiệu đến các bạn những chiếc máy ảnh tốt nhất mà mọi người đã tin dùng từ trước đến nay.

<>Nguyên bộ máy ảnh DSLR dưới 1.000 USD:</>

Pentax K-x (650 USD)

Canon T3i (900 USD)

Nikon D3100 (700 USD)

Canon EOS 60D (1000 USD)

<>Nguyên bộ DSLR trên 1.000 USD:</>

Canon EOS 5D Mark II (2700 USD)

Pentax K-5 (1750 USD)

Canon EOS 7D (1700 USD)

Olympus E-5 (1700 USD)

Sony Alpha SLT-A77 (2000 USD)

 

<>Máy ảnh không gương lật, ống kính rời:</>

Panasonic Lumix DMC-GH2 (1000 USD)

Sony NEX-C3 (600 USD)

Samsung NX100 (600 USD)