Giải trí

Khai quật mộ của Tể tướng Lưu Gù, hậu thế bàng hoàng khi phát hiện ra bí mật về ngoại hình của ông

Khai quật mộ của Tể tướng Lưu Gù, hậu thế bàng hoàng khi phát hiện ra bí mật về ngoại hình của ông

Bí mật hàng trăm năm về ngoại hình thực sự của Tể tướng Lưu Gù đã được giải mã sau khi mộ của ông được khai quật. 

Lưu Dung (1719 - 1805) hay còn được gọi là Tể tướng Lưu Gù là một vị đại thần của nhà Thanh, nổi tiếng thanh liêm, chính trực, yêu nước thương dân, được vua Càn Long cực kì trọng dụng. Ông còn được biết đến nhiều nhờ mối quan hệ đối nghịch với "đệ nhất tham quan" Hòa Thân. 

Tranh vẽ Lưu Dung

Liên quan đến biệt danh Tể tướng Lưu Gù, có nguồn tin cho biết ông không bị gù bẩm sinh mà từ 40 tuổi trở đi mới bị. Kỷ Hiểu Lam thậm chí còn đặt cho ông biệt hiệu là Lưu La Oa Tử, nghĩa là Ông Lưu lưng gù. Tuy nhiên, trong sử liệu của Trung Quốc lại không có ghi nhận chính thức về hình dáng của ông. Các bức tranh cổ miêu tả diện mạo của vị Tể tướng nổi tiếng này cũng không thể hiện rõ ràng được ông có thực sự gù hay không. 

Khai quật hài cốt Lưu Dung

Cho đến năm 1958, khi người ta khai quật được lăng mộ của Tể tướng Lưu Gù thì những bí mật liên quan đến ngoại hình của ông mới được làm rõ. Theo đó, hài cốt của ông được bảo quản tốt trong hàng trăm năm, giữ được tình trạng nguyên vẹn. Tể tướng Lưu Gù có hộp sọ tương đối lớn, không hổ danh là một trong những vị quan thông minh nhất thời nhà Thanh. Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất là phần bắp chân của ông dài tầm 75cm, từ đó ước tính chiều cao của vị quan này lên đến 1,9 mét - chiều cao vượt trội một cách kinh ngạc so với mặt bằng chung thời đó. 

Ảnh minh họa 

Nhờ phát hiện này mà các nhà khoa học đã liên kết với quy định hành lễ giữa vua tôi thời xưa để đưa ra giả thiết rằng vì có chiều cao vượt trội nên mỗi khi gập người cúi chào Càn Long, Gia Khánh (cao khoảng 1,7 mét) thì ông sẽ phải cúi sâu hơn người bình thường để không "phạm thượng". Lâu dần, thói quen này đã khiến cho ông bị gù lưng khi về già.