Tin tức công nghệ

Những khác biệt của Android L so với các phiên bản trước

Những khác biệt của Android L so với các phiên bản trước

Android L là hệ điều hành kế tiếp mà Google phát triển với khái niệm thiết kế mới, nếu điểm ảnh (pixel) không chỉ thể hiện màu sắc mà còn thêm cả chiều sâu nữa thì sao ? Câu trả lời của Google là các quy phạm nằm trong Material Design.

Material Design

Hình ảnh mô tả khái niệm hiển thị của Material Design

Material Design có các đặc tính mới như hỗ trợ hiệu quả hình ảnh động cho thị giác 3D theo thời gian thực, không cần mở khoá màn hình vẫn có thể xử lý rất nhiều thông báo.

Bảng điều phối màu sắc có thể giúp cho các nhà phát triển ứng dụng tự động nhận biết các màu sắc trong hình ảnh và phối hợp với UI đang sử dụng. Ngoài ra, Material Design cung cấp thêm tính năng mở khoá cá nhân, có thể thiết lập vị trí mở khoá, sử dụng thiết bị blutooth hoặc thậm chí là dùng tiếng nói để mở khoá mà không cần dùng tới mã PIN nữa.

Tính năng

Khi nâng cấp hệ điều hành lên một phiên bản mới, nhà phát triển hệ điều hành luôn phải nghĩ đến tính tương thích của các phần mềm, ứng dụng chạy trên các phiên bản trước. Hệ điều hành phiên bản mới có càng nhiều thay đổi thì việc xem xét để các phần mềm, ứng dụng tương thích cũng càng nhiều hơn. Google đã tăng thêm khoảng 5000 API mới để các nhà phát triển phần mềm thuận lợi hơn trong việc cải tiến ứng dụng cũ và xây dựng ứng dụng mới chạy trên Android L. Đối với tất cả ứng dụng hiện có trên Google Play được xác nhận là không cần phải điều chỉnh vì vẫn tương thích với Android L.

Ở Android L, ART sẽ trở thành phương thức vận hành chủ yếu, vì nó tiết kiệm năng lượng và chạy nhanh hơn Dalvik, tương thích với hệ thống 64-bit và quản lý tốt hơn về mặt nội dung, đồng thời nâng cao tính năng của CPU và GPU. Công cụ điều khiển dữ liệu toàn cục (Universal Data Controls) có thể điều chỉnh các thiết lập riêng tư cho ứng dụng.

Sơ đồ hoạt động của Android Runtime

Do ART là Runtime mặc định của Android, hỗ trợ toàn diện cho các cơ cấu xử lý ARM, x86 và MIPS, nên khi trở thành môi trường vận hành ứng dụng Android thì hiển nhiên tính năng sẽ vượt trội hơn máy ảo Dalvik. Như vậy, các nhà phát triển ứng dụng cho Android L sẽ không cần phải tiến hành thêm một bước biên dịch lại cho mô hình ART như trước nữa. Huống chi, ART còn hỗ trợ chip 64-bit và hỗ trợ cả chương trình viết bằng ngôn ngữ Java chạy trong môi trường 64-bit.

Sơ đồ phân lớp của hệ điều hành Android

Hiệu ứng đồ hoạ Game

Một điểm nổi bật nữa là Android Extension Pack, Google cho biết đây là API phát triển dành cho game, nó có thể mang lại hiệu quả đồ hoạ của game PC vào các thiết bị Android thuộc phân khúc cao cấp. Điều này cũng dễ hiểu vì nhu cầu về phần cứng thường chỉ có game mới đòi hỏi cao.

Hiệu năng đồ hoạ mà Android Extension Pack mang lại cho thiết bị di động

Tiết kiệm pin

Về mặt tiết kiệm điện năng, song song với Android L, Google triển khai dự án Volte cung cấp các API chuyên xử lý việc tiêu thụ điện năng của các hệ thống phụ như Wi-Fi, GPS. Bên cạnh đó, Google cũng phát triển thêm một công cụ để xác định công suất tiêu thụ điện năng là Battery Historian khá tinh tế. Ngoài ra, Android L sẽ cung cấp cho người dùng một chế độ tiết kiệm năng lượng đặc thù, chế độ này có thể tự động kích hoạt, cũng có thể kích hoạt bằng tay.

Đọc thêm Đoạn video khởi động thiết bị của Android L hoạt bát và dễ thương

Khai Tân